Tại một khu dân cư ở Buderim, trên bờ biển Sunshine, bang Queensland, Australia, chuyên gia bắt rắn có tên Lockie đã ghi lại được những hình ảnh ấn tượng về một con trăn thảm hung hăng bị trục xuất. (Nguồn: Dailymail)Theo Lockie, con trăn thảm bị bục dạ dày do cố gắng nuốt chửng một con thú có túi cỡ lớn. Mặc dù vết thương không lớn nhưng người ta thậm chí có thể nhìn thấy phần thịt của con thú có túi trong bụng của trăn thảm thông qua vết thủng. (Nguồn: Dailymail)Vết thương khiến con trăn khó chịu, đau đớn và trở nên hung dữ hơn nhiều. (Nguồn: Dailymail)Khi được hỏi là có cần đưa con trăn đến trung tâm chăm sóc vật nuôi hoang dã để khâu lại vết thương trước khi đưa nó đến nơi hoang dã cách xa khu dân cư hay không, anh Lockie trả lời không cần. (Nguồn: Dailymail)Mặc dù bục dạ dày với con người là chuyện lớn, nguy hiểm đến tính mạng nhưng đối với loài trăn thảm, vết thương này khá hời hợt và nó sẽ tự lành lại, chỉ cần có chút thời gian để nghỉ ngơi, dưỡng thương. (Nguồn: Dailymail)Cận cảnh vết thương bục dạ dày của trăn thảm. Người ta có thể nhìn thấy xác của con thú có túi tội nghiệp trong bụng trăn. (Nguồn: Dailymail)Trong ảnh là cảnh tượng con trăn thảm hung dữ tấn công chuyên gia bắt rắn Lockie khi anh cố gắng khống chế nó, đưa nó vào túi và di chuyển đến nơi xa khu dân cư. (Nguồn: Dailymail)Trăn thảm còn được gọi là trăn kim cương, tên khoa học là Morelia spilota, là một loài rắn trong họ Pythonidae, có chiều dài từ 2 đến 4m, tính tình khá hung dữ. (Ảnh: Wikipedia)Giống như những người họ hàng khác của mình, trăn thảm nổi tiếng với khả năng giết chết, nuốt chửng và tiêu hóa con mồi to hơn mình gấp nhiều lần. Về cơ bản, những con trăn luôn biết lượng sức mình, chỉ săn giết những con mồi mình có thể tiêu hóa. (Ảnh: South Wangaratta)Tuy nhiên, vẫn có những con trăn tham ăn, hiếu thắng, cắn nuốt cả những con mồi vượt quá sức tiêu hóa của bản thân. Và thường thì những con trăn đó không có kết cục tốt, nhẹ thì tự làm bản thân bị thương, nặng thì chúng có thể chết vì nghẹn khi nuốt vào không tiêu hóa được cũng không nôn ra được. (Ảnh: Wildlife QLD)
Tại một khu dân cư ở Buderim, trên bờ biển Sunshine, bang Queensland, Australia, chuyên gia bắt rắn có tên Lockie đã ghi lại được những hình ảnh ấn tượng về một con trăn thảm hung hăng bị trục xuất. (Nguồn: Dailymail)
Theo Lockie, con trăn thảm bị bục dạ dày do cố gắng nuốt chửng một con thú có túi cỡ lớn. Mặc dù vết thương không lớn nhưng người ta thậm chí có thể nhìn thấy phần thịt của con thú có túi trong bụng của trăn thảm thông qua vết thủng. (Nguồn: Dailymail)
Vết thương khiến con trăn khó chịu, đau đớn và trở nên hung dữ hơn nhiều. (Nguồn: Dailymail)
Khi được hỏi là có cần đưa con trăn đến trung tâm chăm sóc vật nuôi hoang dã để khâu lại vết thương trước khi đưa nó đến nơi hoang dã cách xa khu dân cư hay không, anh Lockie trả lời không cần. (Nguồn: Dailymail)
Mặc dù bục dạ dày với con người là chuyện lớn, nguy hiểm đến tính mạng nhưng đối với loài trăn thảm, vết thương này khá hời hợt và nó sẽ tự lành lại, chỉ cần có chút thời gian để nghỉ ngơi, dưỡng thương. (Nguồn: Dailymail)
Cận cảnh vết thương bục dạ dày của trăn thảm. Người ta có thể nhìn thấy xác của con thú có túi tội nghiệp trong bụng trăn. (Nguồn: Dailymail)
Trong ảnh là cảnh tượng con trăn thảm hung dữ tấn công chuyên gia bắt rắn Lockie khi anh cố gắng khống chế nó, đưa nó vào túi và di chuyển đến nơi xa khu dân cư. (Nguồn: Dailymail)
Trăn thảm còn được gọi là trăn kim cương, tên khoa học là Morelia spilota, là một loài rắn trong họ Pythonidae, có chiều dài từ 2 đến 4m, tính tình khá hung dữ. (Ảnh: Wikipedia)
Giống như những người họ hàng khác của mình, trăn thảm nổi tiếng với khả năng giết chết, nuốt chửng và tiêu hóa con mồi to hơn mình gấp nhiều lần. Về cơ bản, những con trăn luôn biết lượng sức mình, chỉ săn giết những con mồi mình có thể tiêu hóa. (Ảnh: South Wangaratta)
Tuy nhiên, vẫn có những con trăn tham ăn, hiếu thắng, cắn nuốt cả những con mồi vượt quá sức tiêu hóa của bản thân. Và thường thì những con trăn đó không có kết cục tốt, nhẹ thì tự làm bản thân bị thương, nặng thì chúng có thể chết vì nghẹn khi nuốt vào không tiêu hóa được cũng không nôn ra được. (Ảnh: Wildlife QLD)