Nam Cực: NASA và các nhà nghiên cứu của trường đại học California đã phát hiện ra rằng, việc đẩy nhanh quá trình tan chảy của các dòng sông băng ở phía Tây Nam Cực sẽ trực tiếp dẫn đến mực nước biển dâng. Argentina/Paraguay: Hai quốc gia này phải gánh chịu đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng hai thập kỷ qua. Trong hình ảnh là những cành cây khô và cá sấu chết khô trên sông biên giới giữa hai nước. Australia: Các nhà khoa học Úc qua ccuộc khảo sát Great Barrier Reef đã thấy rằng, khoảng 93% san hô già hóa do nhiệt độ nước biển tăng. Áo: Sông băng trên đỉnh Alpine giảm dần với tốc độ hàng năm là 1,5 m. Bolivia: Nước này đã gánh chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 25 năm, đập Ajuan Khota đã khô cạn. Campuchia: Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino 2015 -2016, Campuchia phải chịu hạn hán nghiêm trọng, nông nghiệp, thủy sản bị thiệt hại nặng nề. Canada: Khu vực băng nơi Bắc Cực của Canada rất quan trọng cho sự tồn tại của gấu Bắc Cực, nghiên cứu cho thấy rằng, việc hình thành băng mùa đông đang chậm lại, trong 30 năm qua, số lượng gấu Bắc Cực ở Vịnh Hudson của Canada giảm 20%. Trung Quốc: Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày ban hành “đám mây báo động đỏ”, giao thông đình trệ. Ethiopia: Sau đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua, Ethiopia tiếp tục gánh chịu thảm họa do lượng mưa lớn và lũ lụt ảnh hưởng đến tiếp tục sản xuất nông nghiệp vốn đã “mong manh”. Pháp: Mây mù bao phủ Paris, trong 2016, Paris đã trải qua tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất. Honduras: Nước này được liệt kê như là một trong các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu, hình ảnh cho thấy việc trồng dâu bị phá hủy. Ấn Độ: Chỉ số chất lượng không khí của New Delhi cao 999, chính thức trở thành thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Iran: Quả hồ trăn là nông sản xuất khẩu lớn thứ hai của Iran, tuy nhiên hạn hạn nghiêm trọng đã ảnh hưởng tới việc trồng trọt và phát triển quả hồ trăn. Israel: Mực nước Biển Chết tại Israel giảm với tốc độ hàng năm lên đến 1 mét. Nếu duy trì tình trạng này, Biển Chết sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2050.
Nam Cực: NASA và các nhà nghiên cứu của trường đại học California đã phát hiện ra rằng, việc đẩy nhanh quá trình tan chảy của các dòng sông băng ở phía Tây Nam Cực sẽ trực tiếp dẫn đến mực nước biển dâng.
Argentina/Paraguay: Hai quốc gia này phải gánh chịu đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng hai thập kỷ qua. Trong hình ảnh là những cành cây khô và cá sấu chết khô trên sông biên giới giữa hai nước.
Australia: Các nhà khoa học Úc qua ccuộc khảo sát Great Barrier Reef đã thấy rằng, khoảng 93% san hô già hóa do nhiệt độ nước biển tăng.
Áo: Sông băng trên đỉnh Alpine giảm dần với tốc độ hàng năm là 1,5 m.
Bolivia: Nước này đã gánh chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 25 năm, đập Ajuan Khota đã khô cạn.
Campuchia: Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino 2015 -2016, Campuchia phải chịu hạn hán nghiêm trọng, nông nghiệp, thủy sản bị thiệt hại nặng nề.
Canada: Khu vực băng nơi Bắc Cực của Canada rất quan trọng cho sự tồn tại của gấu Bắc Cực, nghiên cứu cho thấy rằng, việc hình thành băng mùa đông đang chậm lại, trong 30 năm qua, số lượng gấu Bắc Cực ở Vịnh Hudson của Canada giảm 20%.
Trung Quốc: Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày ban hành “đám mây báo động đỏ”, giao thông đình trệ.
Ethiopia: Sau đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua, Ethiopia tiếp tục gánh chịu thảm họa do lượng mưa lớn và lũ lụt ảnh hưởng đến tiếp tục sản xuất nông nghiệp vốn đã “mong manh”.
Pháp: Mây mù bao phủ Paris, trong 2016, Paris đã trải qua tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất.
Honduras: Nước này được liệt kê như là một trong các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu, hình ảnh cho thấy việc trồng dâu bị phá hủy.
Ấn Độ: Chỉ số chất lượng không khí của New Delhi cao 999, chính thức trở thành thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Iran: Quả hồ trăn là nông sản xuất khẩu lớn thứ hai của Iran, tuy nhiên hạn hạn nghiêm trọng đã ảnh hưởng tới việc trồng trọt và phát triển quả hồ trăn.
Israel: Mực nước Biển Chết tại Israel giảm với tốc độ hàng năm lên đến 1 mét. Nếu duy trì tình trạng này, Biển Chết sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2050.