Ốc sên nhỏ nhất thế giới (Acmella nana) được các nhà khoa học phát hiện trong năm 2015 tại khu vực Quảng Tây, Trung Quốc. Loài sinh vật kỳ dị này có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ 0,7mm, nhỏ tới mức lỗ luồn chỉ của một cây kim có thể chứa tới 10 cá thể ốc này. Chúng ta có thể nhìn thấy loài ốc này bằng mắt thường, nhưng sẽ rất khó để quan sát chi tiết về chúng mà phải nhờ đến sự trợ giúp của kính hiển vi. Thức ăn ưa thích của loài ốc sên này gồm có vi khuẩn và nấm trên đá vôi ướt.Khỉ "hắt hơi" được phát hiện chủ yếu ở Myanmar, có tên khoa học là Rhinopithecus, nhưng được giới khoa học đặt cho biệt danh - “Snubby”. Ngoài việc sở hữu một vẻ bề ngoài như bao loài khỉ khác, Snubby có một điểm đặc biệt, đó là chúng sẽ hắt hơi mỗi khi trời mưa hay khi vào khu có thời tiết ẩm. Theo các chuyên gia, chính bởi cấu tạo mũi ngắn và hếch lên, không có thịt bao quanh để bảo vệ khiến nước dễ rơi vào mũi, làm chúng "hắt hơi". Cũng vì lý do này mà loài khỉ hắt hơi có thói quen giấu đầu xuống dưới hai đầu gối để che phần mặt khi gặp phải mưa.Ong bắp cày “giám ngục” được các nhà nghiên cứu phát hiện ra vào tháng 5, được đặt biệt danh là “giám ngục” - dựa trên nhân vật giám ngục tại nhà tù Azkaban trong loạt phim nổi tiếng Harry Potter. Loài ong bắp cày này tiêu diệt đối phương bằng cách hút cạn kiệt toàn bộ sinh lực, buộc chúng phải bất động, trở thành cái xác không hồn. Ong bắp cày “giám ngục” có sở thích lạ kỳ là ăn những con gián. Sau khi phát hiện mục tiêu, chúng sẽ tiêm vào con mồi một loại nọc độc đặc biệt đủ sức làm tê liệt hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể. Lúc này con mồi sẽ không còn lý trí nữa, và sẽ chỉ biết nằm yên cho con ong “đánh chén”.Hai loài nhện biết “nhảy hay, mặc đẹp”: Theo một báo cáo vào tháng 3/2015, các nhà khoa học ở Úc đã phát hiện ra hai giống nhện mới có biệt danh là “Skeletorus” và “Sparklemuffin”. Tên khoa học của hai giống nhện này là Maratus jactatus và Maratus sceletus, thuộc loài “nhện công” (peacock spider). Chúng được gọi như vậy vì sở hữu ngoại hình đầy màu sắc sặc sỡ và có khả năng nhảy múa để quyến rũ bạn tình giống như loài công.Loài rùa có khả năng phát sáng: Vào khoảng cuối tháng 9, các nhà sinh vật học đã phát hiện ra chú đồi mồi (một loại rùa biển) phát sáng ở gần đảo Solomon trên Thái Bình Dương. Chúng được cho là loài bò sát đầu tiên và duy nhất(tính đến thời điểm hiện tại) có khả năng phát quang sinh học trên hành tinh. Trong khi những loài sinh vật biển khác sử dụng khả năng phát sáng để tìm kiếm bạn tình thì loài đồi mồi này lại dùng khả năng đặc biệt cho việc ngụy trang, khi các rạn san hô xung quanh khu vực sống của chúng cũng phát sáng như vậy.Chuột mũi lợn với răng nanh “ma cà rồng” là một loài gặm nhấm kỳ lạ được phát hiện tại đảo Sulawesi, Indonesia vào tháng 10 vừa qua. Loài chuột này sở hữu một vẻ ngoại hình khá kỳ lạ với một bộ ria mép rất dài, những chiếc răng “ngoại cỡ” so với đồng loại, còn chiếc mũi hếch lên như những chú ỉn. Loài chuột mũi lợn có một chiếc mũi đặc biệt như vậy là do cấu tạo của xương hộp sọ. Hộp sọ của loài này dài và hẹp, do đó phần mô dành cho mũi cũng sẽ được co rút lại, khiến mũi chúng hếch lên một cách độc đáo. Ngoài ra, chuột mũi lợn còn sở hữu một đôi tai khá to so với nhiều loài chuột khác, vốn có tai nhỏ để dễ dàng chui rúc.
Ốc sên nhỏ nhất thế giới (Acmella nana) được các nhà khoa học phát hiện trong năm 2015 tại khu vực Quảng Tây, Trung Quốc. Loài sinh vật kỳ dị này có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ 0,7mm, nhỏ tới mức lỗ luồn chỉ của một cây kim có thể chứa tới 10 cá thể ốc này. Chúng ta có thể nhìn thấy loài ốc này bằng mắt thường, nhưng sẽ rất khó để quan sát chi tiết về chúng mà phải nhờ đến sự trợ giúp của kính hiển vi. Thức ăn ưa thích của loài ốc sên này gồm có vi khuẩn và nấm trên đá vôi ướt.
Khỉ "hắt hơi" được phát hiện chủ yếu ở Myanmar, có tên khoa học là Rhinopithecus, nhưng được giới khoa học đặt cho biệt danh - “Snubby”. Ngoài việc sở hữu một vẻ bề ngoài như bao loài khỉ khác, Snubby có một điểm đặc biệt, đó là chúng sẽ hắt hơi mỗi khi trời mưa hay khi vào khu có thời tiết ẩm. Theo các chuyên gia, chính bởi cấu tạo mũi ngắn và hếch lên, không có thịt bao quanh để bảo vệ khiến nước dễ rơi vào mũi, làm chúng "hắt hơi". Cũng vì lý do này mà loài khỉ hắt hơi có thói quen giấu đầu xuống dưới hai đầu gối để che phần mặt khi gặp phải mưa.
Ong bắp cày “giám ngục” được các nhà nghiên cứu phát hiện ra vào tháng 5, được đặt biệt danh là “giám ngục” - dựa trên nhân vật giám ngục tại nhà tù Azkaban trong loạt phim nổi tiếng Harry Potter. Loài ong bắp cày này tiêu diệt đối phương bằng cách hút cạn kiệt toàn bộ sinh lực, buộc chúng phải bất động, trở thành cái xác không hồn. Ong bắp cày “giám ngục” có sở thích lạ kỳ là ăn những con gián. Sau khi phát hiện mục tiêu, chúng sẽ tiêm vào con mồi một loại nọc độc đặc biệt đủ sức làm tê liệt hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể. Lúc này con mồi sẽ không còn lý trí nữa, và sẽ chỉ biết nằm yên cho con ong “đánh chén”.
Hai loài nhện biết “nhảy hay, mặc đẹp”: Theo một báo cáo vào tháng 3/2015, các nhà khoa học ở Úc đã phát hiện ra hai giống nhện mới có biệt danh là “Skeletorus” và “Sparklemuffin”. Tên khoa học của hai giống nhện này là Maratus jactatus và Maratus sceletus, thuộc loài “nhện công” (peacock spider). Chúng được gọi như vậy vì sở hữu ngoại hình đầy màu sắc sặc sỡ và có khả năng nhảy múa để quyến rũ bạn tình giống như loài công.
Loài rùa có khả năng phát sáng: Vào khoảng cuối tháng 9, các nhà sinh vật học đã phát hiện ra chú đồi mồi (một loại rùa biển) phát sáng ở gần đảo Solomon trên Thái Bình Dương. Chúng được cho là loài bò sát đầu tiên và duy nhất(tính đến thời điểm hiện tại) có khả năng phát quang sinh học trên hành tinh. Trong khi những loài sinh vật biển khác sử dụng khả năng phát sáng để tìm kiếm bạn tình thì loài đồi mồi này lại dùng khả năng đặc biệt cho việc ngụy trang, khi các rạn san hô xung quanh khu vực sống của chúng cũng phát sáng như vậy.
Chuột mũi lợn với răng nanh “ma cà rồng” là một loài gặm nhấm kỳ lạ được phát hiện tại đảo Sulawesi, Indonesia vào tháng 10 vừa qua. Loài chuột này sở hữu một vẻ ngoại hình khá kỳ lạ với một bộ ria mép rất dài, những chiếc răng “ngoại cỡ” so với đồng loại, còn chiếc mũi hếch lên như những chú ỉn. Loài chuột mũi lợn có một chiếc mũi đặc biệt như vậy là do cấu tạo của xương hộp sọ. Hộp sọ của loài này dài và hẹp, do đó phần mô dành cho mũi cũng sẽ được co rút lại, khiến mũi chúng hếch lên một cách độc đáo. Ngoài ra, chuột mũi lợn còn sở hữu một đôi tai khá to so với nhiều loài chuột khác, vốn có tai nhỏ để dễ dàng chui rúc.