Quần áo. Shapeway, một công ty chuyên chế tạo, mua bán sản phẩm làm từ máy in 3D đã tạo ra bộ đồ bikini N12. Bộ đồ này được tạo thành bằng những vòng tròn nối với nhau theo dạng hình học: đường cong lớn, vòng tròn nhỏ. Toàn bộ thiết kế được dựa vào hình scan cơ thể, do đó sản phẩm cuối cùng rất vừa vặn với người mặc. Guitar. Thay vì gọt bỏ gỗ để tạo hình một chiếc guitar, máy in 3D trải các lớp vật liệu lên khung hình guitar và đợi vật liệu khô. Bằng cách này, chiếc đàn vẫn tạo ra được những âm thanh gần như hoàn hảo. Chiếc guitar này là chiếc guitar đầu tiên được chế tạo bằng máy in 3D, hầu hết các bộ phận của nó đều được in ra, ngoại trừ cổ và dây đàn. Nhà. Năm 2012, một giáo sư xây dựng thuộc đại học Nam California, Mỹ đã miêu tả cách thức …in ra một ngôi nhà rộng 2,320 m2 bằng máy in 3D trong vòng chưa đến 24 giờ. Ngôi nhà này có cả hệ thống bơm nước và điện. Tuy thời hạn đưa ra là khó hoàn thành, nhưng hệ thống này có thể được sử dụng để thay thế những khu vực ổ chuột, hay dùng để xây nhà một cách nhanh chóng cho các nạn nhân của thảm họa tự nhiên. Ống kính máy ảnh. Ống kính máy ảnh được chế tạo từ máy in 3D không thể có chất lượng tốt như các ống kính truyền thống, nhưng nó cũng đang dần đạt được những tiến bộ đáng kể. Ống kính 3D được tạo thành từ sợi acrylic và có thể chụp được những bức hình mờ. Thức ăn. Giám đốc điều hành của Modern Meadows, một công ty chuyên ứng dụng những thành tựu mới nhất trong công nghệ mô để phát triển thành các vật liệu sinh học, Andras Forgacs đã trở thành người đầu tiên được thưởng thức món thịt in 3D. Quá trình in thức ăn cũng giống như các quá trình in vật dụng 3D khác: thay nhựa bằng các tế bào sống và để chúng phát triển thành các mô bắp thịt, sau đó trải lớp nọ lên lớp kia. Nghệ thuật. Bức tượng điêu khắc trên được nhà nhiếp ảnh, nhà điêu khắc Sophie Kahn tạo ra. Chân tay giả. Năm 2011, Richard Van As đã mất 4 ngón tay trong một tai nạn. Thay vì mất 10.000 USD để thực hiện phẫu thuật ghép tay, Richard quyết định sử dụng công nghệ in 3D để tạo thành ngón tay mới. Các bộ phận cơ thể. Các kỹ sư thuộc đại học Cornell đã tạo ra một chiếc tai có thể nghe được, sử dụng công nghệ in 3D, với chất liệu là tế bào lấy ra từ mẩu xương sườn của cơ thể nạn nhân và vật liệu gel.
Robot. Đại học kỹ thuật Massachusetts và Harvard, Mỹ đã chế tạo ra một con robot bằng máy in 3D. Con robot này có thể tự gấp lại thành một hình thù thích hợp khi được in ra. Máy in 3D. Năm 2008, chiếc máy in 3D RepRap đã được thử nghiệm để in ra phiên bản copy của chính mình.
Quần áo. Shapeway, một công ty chuyên chế tạo, mua bán sản phẩm làm từ máy in 3D đã tạo ra bộ đồ bikini N12. Bộ đồ này được tạo thành bằng những vòng tròn nối với nhau theo dạng hình học: đường cong lớn, vòng tròn nhỏ. Toàn bộ thiết kế được dựa vào hình scan cơ thể, do đó sản phẩm cuối cùng rất vừa vặn với người mặc.
Guitar. Thay vì gọt bỏ gỗ để tạo hình một chiếc guitar, máy in 3D trải các lớp vật liệu lên khung hình guitar và đợi vật liệu khô. Bằng cách này, chiếc đàn vẫn tạo ra được những âm thanh gần như hoàn hảo. Chiếc guitar này là chiếc guitar đầu tiên được chế tạo bằng máy in 3D, hầu hết các bộ phận của nó đều được in ra, ngoại trừ cổ và dây đàn.
Nhà. Năm 2012, một giáo sư xây dựng thuộc đại học Nam California, Mỹ đã miêu tả cách thức …in ra một ngôi nhà rộng 2,320 m2 bằng máy in 3D trong vòng chưa đến 24 giờ. Ngôi nhà này có cả hệ thống bơm nước và điện. Tuy thời hạn đưa ra là khó hoàn thành, nhưng hệ thống này có thể được sử dụng để thay thế những khu vực ổ chuột, hay dùng để xây nhà một cách nhanh chóng cho các nạn nhân của thảm họa tự nhiên.
Ống kính máy ảnh. Ống kính máy ảnh được chế tạo từ máy in 3D không thể có chất lượng tốt như các ống kính truyền thống, nhưng nó cũng đang dần đạt được những tiến bộ đáng kể. Ống kính 3D được tạo thành từ sợi acrylic và có thể chụp được những bức hình mờ.
Thức ăn. Giám đốc điều hành của Modern Meadows, một công ty chuyên ứng dụng những thành tựu mới nhất trong công nghệ mô để phát triển thành các vật liệu sinh học, Andras Forgacs đã trở thành người đầu tiên được thưởng thức món thịt in 3D. Quá trình in thức ăn cũng giống như các quá trình in vật dụng 3D khác: thay nhựa bằng các tế bào sống và để chúng phát triển thành các mô bắp thịt, sau đó trải lớp nọ lên lớp kia.
Nghệ thuật. Bức tượng điêu khắc trên được nhà nhiếp ảnh, nhà điêu khắc Sophie Kahn tạo ra.
Chân tay giả. Năm 2011, Richard Van As đã mất 4 ngón tay trong một tai nạn. Thay vì mất 10.000 USD để thực hiện phẫu thuật ghép tay, Richard quyết định sử dụng công nghệ in 3D để tạo thành ngón tay mới.
Các bộ phận cơ thể. Các kỹ sư thuộc đại học Cornell đã tạo ra một chiếc tai có thể nghe được, sử dụng công nghệ in 3D, với chất liệu là tế bào lấy ra từ mẩu xương sườn của cơ thể nạn nhân và vật liệu gel.
Robot. Đại học kỹ thuật Massachusetts và Harvard, Mỹ đã chế tạo ra một con robot bằng máy in 3D. Con robot này có thể tự gấp lại thành một hình thù thích hợp khi được in ra.
Máy in 3D. Năm 2008, chiếc máy in 3D RepRap đã được thử nghiệm để in ra phiên bản copy của chính mình.