Sa mạc Trắng (White Desert) nằm phía Tây Ai Cập. Đây là một sự sáng tạo đẹp tuyệt vời của tự nhiên, tất cả mọi thứ ở đây đều mang một màu trắng kì lạ. Cát toàn màu trắng và cả những công trình bằng đá tự nhiên khổng lồ (cây đá) cũng màu trắng, gợi sự tò mò của nhiều nhà thám hiểm. Sa mạc Painted ở bang Arizona, Mỹ. Các lớp đá sặc sỡ số 1 này chứa nhiều khoáng chất sắt và mangan, tạo nên nhiều màu sắc tự nhiên cho sa mạc, giống như một bức tranh cầu vồng đẹp đẽ. Sa mạc Atacama trên lãnh thổ Chile nổi tiếng về sự khắc nghiệt, được cho là nơi khô cằn nhất trên trái đất. Thậm chí, xương rồng cũng không thể mọc được trên sa mạc này. Không khí khô đến mức những vật dụng bằng kim loại không bị oxy hoá, và những miếng thịt không cần đến một biện pháp ướp xác nào vẫn có thể giữ nguyên cho tới bất tận. Không có hơi nước, không có gì có thể bị mục rữa. Sa mạc Lencois Maranhenses ở Brazil “khác người” ở chỗ nơi đây chứa những hồ nước xanh biếc đầy quyến rũ. Điều đặc biệt là ở đây không có các thảm thực vật mặc dù vẫn có nước và mưa. Nơi đây trải rộng với những cồn cát trắng xóa và các hồ nước xanh sâu thẳm. Tại các hồ nước của sa mạc, bạn có thể tìm thấy các loài cá, rùa và trai. Sa mạc Tabernas, Tây Ban Nha. Nghe như một trò đùa, nhưng có một sa mạc thực sự nằm ở Tây Ban Nha, trong lòng châu Âu, bị những dãy núi dài chắn khỏi những cơn gió ẩm ướt từ Địa Trung Hải, nhận hơn 3000 giờ cái nắng gay gắt từ mặt trời. Sa mạc Xiangshawan, còn được biết với tên gọi Sounding Sand Desert (sa mạc "biết hát") nằm ở khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc). Sa mạc nổi tiếng với những cồn cát “biết hát” trải dài 200m, có độ cao 110m với độ dốc khoảng 45 độ. Âm thanh "rù rì" ở sa mạc Xiangshawan được cho là giống như tiếng thét của quỷ thần chốn địa ngục, là một hiện tượng bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm hiểu. Sa mạc Đen ở Ai Cập gây ấn tượng với những tảng đá đen bí ẩn. Sa mạc Đen sở hữu những ngọn núi hình dạng núi lửa với một lượng lớn đá màu đen. Nằm lẫn giữa những mảng đất màu vàng nâu cho nên sa mạc Đen không “đen” như chúng ta tưởng tượng khi nghe tên nó. Sa mạc Namib được biết đến như sa mạc lâu đời nhất thế giới. Phía Nam của sa mạc có những cồn cát cao và đẹp tuyệt, mang màu sắc đa dạng, từ ánh hồng đến cam tươi. Những cồn cát này trải dài từ phía Đông đến tận rìa phía Tây, nơi gặp nhau giữa biển cát và đại dương xanh thẳm, biển Atlantic. Sắc cam vàng của cát đối lập mãnh liệt với màu xanh của đại dương là một trong những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nhất hành tinh. McMurdo Dry Valleys (Hệ thống thung lũng khô McMurdo), thuộc phần Nam cực gần nhất với New Zealand, là một khu vực cực kỳ thú vị về mặt khoa học. Sa mạc độc nhất trên Nam cực là mảnh đất duy nhất không phủ băng ở lục địa tận cùng thế giới. Tại đây, có những khoảng đất rộng lớn không hề có băng, hầu như không có mưa, chỉ rải rác đây đó là một vài hồ băng dưới đáy thung lũng. Sa mạc Taklamakan, Trung Á, là sa mạc lớn thứ 15 trên thế giới, nhưng lại là một sa mạc lạnh – nơi duy nhất có sự trộn lẫn giữa cát và tuyết. Do gần các khối khí lạnh vùng Siberia nên khu vực này thường xuyên có những trận bão tuyết mùa đông, có khi tạo nên lớp tuyết dày đến 4cm.
Sa mạc Trắng (White Desert) nằm phía Tây Ai Cập. Đây là một sự sáng tạo đẹp tuyệt vời của tự nhiên, tất cả mọi thứ ở đây đều mang một màu trắng kì lạ. Cát toàn màu trắng và cả những công trình bằng đá tự nhiên khổng lồ (cây đá) cũng màu trắng, gợi sự tò mò của nhiều nhà thám hiểm.
Sa mạc Painted ở bang Arizona, Mỹ. Các lớp đá sặc sỡ số 1 này chứa nhiều khoáng chất sắt và mangan, tạo nên nhiều màu sắc tự nhiên cho sa mạc, giống như một bức tranh cầu vồng đẹp đẽ.
Sa mạc Atacama trên lãnh thổ Chile nổi tiếng về sự khắc nghiệt, được cho là nơi khô cằn nhất trên trái đất. Thậm chí, xương rồng cũng không thể mọc được trên sa mạc này. Không khí khô đến mức những vật dụng bằng kim loại không bị oxy hoá, và những miếng thịt không cần đến một biện pháp ướp xác nào vẫn có thể giữ nguyên cho tới bất tận. Không có hơi nước, không có gì có thể bị mục rữa.
Sa mạc Lencois Maranhenses ở Brazil “khác người” ở chỗ nơi đây chứa những hồ nước xanh biếc đầy quyến rũ. Điều đặc biệt là ở đây không có các thảm thực vật mặc dù vẫn có nước và mưa. Nơi đây trải rộng với những cồn cát trắng xóa và các hồ nước xanh sâu thẳm. Tại các hồ nước của sa mạc, bạn có thể tìm thấy các loài cá, rùa và trai.
Sa mạc Tabernas, Tây Ban Nha. Nghe như một trò đùa, nhưng có một sa mạc thực sự nằm ở Tây Ban Nha, trong lòng châu Âu, bị những dãy núi dài chắn khỏi những cơn gió ẩm ướt từ Địa Trung Hải, nhận hơn 3000 giờ cái nắng gay gắt từ mặt trời.
Sa mạc Xiangshawan, còn được biết với tên gọi Sounding Sand Desert (sa mạc "biết hát") nằm ở khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc). Sa mạc nổi tiếng với những cồn cát “biết hát” trải dài 200m, có độ cao 110m với độ dốc khoảng 45 độ. Âm thanh "rù rì" ở sa mạc Xiangshawan được cho là giống như tiếng thét của quỷ thần chốn địa ngục, là một hiện tượng bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm hiểu.
Sa mạc Đen ở Ai Cập gây ấn tượng với những tảng đá đen bí ẩn. Sa mạc Đen sở hữu những ngọn núi hình dạng núi lửa với một lượng lớn đá màu đen. Nằm lẫn giữa những mảng đất màu vàng nâu cho nên sa mạc Đen không “đen” như chúng ta tưởng tượng khi nghe tên nó.
Sa mạc Namib được biết đến như sa mạc lâu đời nhất thế giới. Phía Nam của sa mạc có những cồn cát cao và đẹp tuyệt, mang màu sắc đa dạng, từ ánh hồng đến cam tươi. Những cồn cát này trải dài từ phía Đông đến tận rìa phía Tây, nơi gặp nhau giữa biển cát và đại dương xanh thẳm, biển Atlantic. Sắc cam vàng của cát đối lập mãnh liệt với màu xanh của đại dương là một trong những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nhất hành tinh.
McMurdo Dry Valleys (Hệ thống thung lũng khô McMurdo), thuộc phần Nam cực gần nhất với New Zealand, là một khu vực cực kỳ thú vị về mặt khoa học. Sa mạc độc nhất trên Nam cực là mảnh đất duy nhất không phủ băng ở lục địa tận cùng thế giới. Tại đây, có những khoảng đất rộng lớn không hề có băng, hầu như không có mưa, chỉ rải rác đây đó là một vài hồ băng dưới đáy thung lũng.
Sa mạc Taklamakan, Trung Á, là sa mạc lớn thứ 15 trên thế giới, nhưng lại là một sa mạc lạnh – nơi duy nhất có sự trộn lẫn giữa cát và tuyết. Do gần các khối khí lạnh vùng Siberia nên khu vực này thường xuyên có những trận bão tuyết mùa đông, có khi tạo nên lớp tuyết dày đến 4cm.