Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionatum) là loài thạch sùng biết bay và tàng hình giỏi kỳ lạ của Việt Nam. Loài này gây ấn tượng đặc biệt bởi chiếc đuôi có hai hàng răng cưa lởm chởm rất lạ mắt. Ở Việt Nam, loài bò sát quý hiếm này được tìm thấy ở Trảng Bom (Đồng Nai) và đảo Phú Quốc.Lớp da rằn ri của thạch sùng đuôi thùy giống hệt với lớp vỏ cây nơi mà chúng sinh sống nên chúng có thể dễ dàng ngụy trang, khiến kẻ săn mồi rất khó phát hiện. Ảnh: Bức hình thạch sùng tàng hình trên lớp vỏ cây sần sùi một cách đáng kinh ngạc.Thằn lằn bay đốm (Draco maculatus) được ví như loài "rồng bay" bởi chúng có thể tung “đôi cánh” rực rỡ và biến mất trong không trung. Thực ra, “đôi cánh” của thằn lằn bay chỉ là phần da mở rộng có thể xòe ra hoặc gập vào hai bên hông, giúp chúng lượn từ thân cây này sang thân cây khác. Thằn lằn bay đốm thường sống trong các vùng trên núi cao của Việt Nam như Ngân Sơn (Cao Bằng), Tam Đảo (Vĩnh Phú), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Ba Vì (Hà Nội)…Ngoài khả năng bay ấn tượng, thằn lằn bay đốm còn có một biệt tài khác là tài ngụy trang. Khi bám trên thân cây, lớp da giống hệt vỏ cây khô khiến chúng như tàng hình trước con mắt của kẻ thù.Bọ ngựa hoa lan (Hymenopus coronatus) có khả năng ngụy trang giống hoa phong lan để săn mồi. Loài này được coi là một trong số những loài ngụy trang giỏi nhất trong thế giới động vật. Chúng sống trong các khu rừng mưa ở các nước Đông Nam Á, cũng được phát hiện là có mặt tại Việt Nam.Trên thực tế, bọ ngựa phong lan không chỉ giống hoa, mà thậm chí còn có vẻ đẹp quyến rũ hơn một số loài hoa thật. Bộ phận chân của chúng có hình dáng giống như cánh hoa phong lan được sử dụng để đánh lạc hướng con mồi, trong khi đó các răng cưa nằm ở cặp chân trước được dùng để bắt con mồi.Bướm lá khô (Kallima inachus) là loài bướm đặc trưng cho việc lẩn tránh kẻ thù bằng hình thức ngụy trang. Khi khép cánh lại loài bướm này trông giống hệt một chiếc lá khô. Loài này được tìm thấy trong những cánh rừng mưa Việt Nam.Sở dĩ có tên gọi bướm lá khô vì khi bướm đậu trên các cành cây hay thân cây khô, nó trông như một cái lá khô. Mặc dù ở ngay bên, chúng ta cũng không thể phát hiện ra chúng chỉ đến khi chúng bay. Phần đuôi cánh sau của nó kéo dài như một chiếc cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chót cánh trước tạo thành gân chính của lá.Cú muỗi lưng xám (Caprimulgus affinis) là một loài chim trong họ Caprimulgidae. Với phần mặt lưng xám nâu nhạt ít nhiều phớt hung nhạt có lấm tấm đen nhạt, lông đuôi màu nâu hung góp phần lớn cho khả năng tàng hình của loài này trong các đám cỏ ngay ven đường hay những bụi cây nhỏ.Cách ngụy trang của cú muỗi lưng xám khiến cho ngay cả những con chồn tinh quái nhất cũng chẳng nhận ra. Loài cú muỗi phân bố ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng ngãi, Lâm đồng, Kontum và Thủ Dầu Một của Việt Nam.Nhông xám (Calotes mystaceus). Loài nhông đẹp kỳ lạ này có màu từ xanh ngọc lam sang màu xanh, môi trên trắng và những vệt nâu đỏ nhạt trên hông. Ngoài mùa sinh sản, chúng có màu xám nâu nhạt với các vệt trên hông đậm màu hơn, môi trên vẫn màu nhạt nên rất dễ hòa lẫn xung quanh.Nhông xám sống nhiều ở trên cây, săn bắt các côn trùng lớn trên các thân cây gỗ cao, trên mặt đất. Chúng có thể tàng hình bằng cách biến đổi màu sắc cơ thể với môi trường khiến cho kẻ thù khó có thể nhận ra từ khoảng cách rất gần.
Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionatum) là loài thạch sùng biết bay và tàng hình giỏi kỳ lạ của Việt Nam. Loài này gây ấn tượng đặc biệt bởi chiếc đuôi có hai hàng răng cưa lởm chởm rất lạ mắt. Ở Việt Nam, loài bò sát quý hiếm này được tìm thấy ở Trảng Bom (Đồng Nai) và đảo Phú Quốc.
Lớp da rằn ri của thạch sùng đuôi thùy giống hệt với lớp vỏ cây nơi mà chúng sinh sống nên chúng có thể dễ dàng ngụy trang, khiến kẻ săn mồi rất khó phát hiện. Ảnh: Bức hình thạch sùng tàng hình trên lớp vỏ cây sần sùi một cách đáng kinh ngạc.
Thằn lằn bay đốm (Draco maculatus) được ví như loài "rồng bay" bởi chúng có thể tung “đôi cánh” rực rỡ và biến mất trong không trung. Thực ra, “đôi cánh” của thằn lằn bay chỉ là phần da mở rộng có thể xòe ra hoặc gập vào hai bên hông, giúp chúng lượn từ thân cây này sang thân cây khác. Thằn lằn bay đốm thường sống trong các vùng trên núi cao của Việt Nam như Ngân Sơn (Cao Bằng), Tam Đảo (Vĩnh Phú), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Ba Vì (Hà Nội)…
Ngoài khả năng bay ấn tượng, thằn lằn bay đốm còn có một biệt tài khác là tài ngụy trang. Khi bám trên thân cây, lớp da giống hệt vỏ cây khô khiến chúng như tàng hình trước con mắt của kẻ thù.
Bọ ngựa hoa lan (Hymenopus coronatus) có khả năng ngụy trang giống hoa phong lan để săn mồi. Loài này được coi là một trong số những loài ngụy trang giỏi nhất trong thế giới động vật. Chúng sống trong các khu rừng mưa ở các nước Đông Nam Á, cũng được phát hiện là có mặt tại Việt Nam.
Trên thực tế, bọ ngựa phong lan không chỉ giống hoa, mà thậm chí còn có vẻ đẹp quyến rũ hơn một số loài hoa thật. Bộ phận chân của chúng có hình dáng giống như cánh hoa phong lan được sử dụng để đánh lạc hướng con mồi, trong khi đó các răng cưa nằm ở cặp chân trước được dùng để bắt con mồi.
Bướm lá khô (Kallima inachus) là loài bướm đặc trưng cho việc lẩn tránh kẻ thù bằng hình thức ngụy trang. Khi khép cánh lại loài bướm này trông giống hệt một chiếc lá khô. Loài này được tìm thấy trong những cánh rừng mưa Việt Nam.
Sở dĩ có tên gọi bướm lá khô vì khi bướm đậu trên các cành cây hay thân cây khô, nó trông như một cái lá khô. Mặc dù ở ngay bên, chúng ta cũng không thể phát hiện ra chúng chỉ đến khi chúng bay. Phần đuôi cánh sau của nó kéo dài như một chiếc cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chót cánh trước tạo thành gân chính của lá.
Cú muỗi lưng xám (Caprimulgus affinis) là một loài chim trong họ Caprimulgidae. Với phần mặt lưng xám nâu nhạt ít nhiều phớt hung nhạt có lấm tấm đen nhạt, lông đuôi màu nâu hung góp phần lớn cho khả năng tàng hình của loài này trong các đám cỏ ngay ven đường hay những bụi cây nhỏ.
Cách ngụy trang của cú muỗi lưng xám khiến cho ngay cả những con chồn tinh quái nhất cũng chẳng nhận ra. Loài cú muỗi phân bố ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng ngãi, Lâm đồng, Kontum và Thủ Dầu Một của Việt Nam.
Nhông xám (Calotes mystaceus). Loài nhông đẹp kỳ lạ này có màu từ xanh ngọc lam sang màu xanh, môi trên trắng và những vệt nâu đỏ nhạt trên hông. Ngoài mùa sinh sản, chúng có màu xám nâu nhạt với các vệt trên hông đậm màu hơn, môi trên vẫn màu nhạt nên rất dễ hòa lẫn xung quanh.
Nhông xám sống nhiều ở trên cây, săn bắt các côn trùng lớn trên các thân cây gỗ cao, trên mặt đất. Chúng có thể tàng hình bằng cách biến đổi màu sắc cơ thể với môi trường khiến cho kẻ thù khó có thể nhận ra từ khoảng cách rất gần.