Tuy có vẻ ngoài đáng yêu, ngốc nghếch nhưng thú mỏ vịt đực lại có tuyến nọc độc ở chân sau, chứa chất độc cực kỳ nguy hiểm với những sinh vật nhỏ hơn. May mắn là chúng chỉ sử dụng nọc để khẳng định sự thống trị trong mùa giao phối. Chất độc thần kinh có tên batrachotoxin được tìm thấy ở da và lưng của chim Pitohui có khả năng khiến nạn nhân tê liệt, chảy máu nội bộ, các cơ quan bị huỷ hoại và chết dần chết mòn. Vì vậy, loài chim xinh đẹp này không thật sự dễ mến như vẻ ngoài của nó.Đôi mắt to tròn của cu li chậm khiến nhiều người lầm tưởng đây là một trong những loài động vật hiền lành, dễ thương nhất thế giới. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì chúng cũng có nọc độc dù nọc độc này thường được dùng để bảo vệ con. Với khẩu phần ăn gồm một loài nấm rất độc, rùa hộp cũng mang chất độc trong người và rất nguy hiểm đối với những ai muốn thưởng thức thịt của chúng. Một số loài chuột chù có thể tiết ra chất độc làm bất động nạn nhân lớn hơn nó nhiều lần. Nhiều trường hợp bị mất chức năng hoạt động tay chân ở con người đã được ghi nhận là do chuột chù gây nên.Theo một nghiên cứu khoa học, có đến 1.250 trong tổng số hơn 1.600 loại cá trê có chứa nọc độc. Chúng thường dùng nọc độc để bảo vệ bản thân nhưng cũng có thể làm hại các ngư dân nếu muốn bắt chúng. Chuột chù răng khía là loài động vật có vú duy nhất có thể đưa chất độc qua răng tương tự như rắn. Vì vậy, đây được coi là loài rất nguy hiểm.
Tuy có vẻ ngoài đáng yêu, ngốc nghếch nhưng thú mỏ vịt đực lại có tuyến nọc độc ở chân sau, chứa chất độc cực kỳ nguy hiểm với những sinh vật nhỏ hơn. May mắn là chúng chỉ sử dụng nọc để khẳng định sự thống trị trong mùa giao phối.
Chất độc thần kinh có tên batrachotoxin được tìm thấy ở da và lưng của chim Pitohui có khả năng khiến nạn nhân tê liệt, chảy máu nội bộ, các cơ quan bị huỷ hoại và chết dần chết mòn. Vì vậy, loài chim xinh đẹp này không thật sự dễ mến như vẻ ngoài của nó.
Đôi mắt to tròn của cu li chậm khiến nhiều người lầm tưởng đây là một trong những loài động vật hiền lành, dễ thương nhất thế giới. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì chúng cũng có nọc độc dù nọc độc này thường được dùng để bảo vệ con.
Với khẩu phần ăn gồm một loài nấm rất độc, rùa hộp cũng mang chất độc trong người và rất nguy hiểm đối với những ai muốn thưởng thức thịt của chúng.
Một số loài chuột chù có thể tiết ra chất độc làm bất động nạn nhân lớn hơn nó nhiều lần. Nhiều trường hợp bị mất chức năng hoạt động tay chân ở con người đã được ghi nhận là do chuột chù gây nên.
Theo một nghiên cứu khoa học, có đến 1.250 trong tổng số hơn 1.600 loại cá trê có chứa nọc độc. Chúng thường dùng nọc độc để bảo vệ bản thân nhưng cũng có thể làm hại các ngư dân nếu muốn bắt chúng.
Chuột chù răng khía là loài động vật có vú duy nhất có thể đưa chất độc qua răng tương tự như rắn. Vì vậy, đây được coi là loài rất nguy hiểm.