Cây nắp ấm Heliamphora không có liên hệ trực tiếp với bất cứ một cây nắp ấm nào, nhưng cách thức chúng thu hút và diệt côn trùng thì giống hệt. Chúng tiết ra một enzyme tiêu hóa, chủ yếu là vi khuẩn cộng sinh để phân giải con mồi.Hầu hết các loài này sống ở khu vực mưa nhiều, ở trên cao và có khía để thoát nước thừa. Cây Bromeliads. Đây là loài cây trong nhà phổ biến, lá của nó tạo ra một “hố” chứa nước. Chắc ít người biết được rằng cây này cũng được coi là loài cây ăn thịt. Nó khiến côn trùng “chết đuối” trong “hố” nước của mình. Có vẻ như cùng với thời gian, kỹ nghệ bắt mồi của loài này ngày càng được cải tiến. Hạt ăn thịt. Capsella bursa-pastoris hay còn gọi là “cái túi của người chăn cừu” thoạt nhìn không hề giống cây ăn thịt. Tuy nhiên, thực là hạt của cây này có tiết ra một chất dính khi ướt và đã có bằng chứng chứng minh rằng muỗi bị thu hút bởi chất dính này và bị biến thành chất dinh dưỡng nuôi hạt Cây bắt kiến. Giống những cây nắp lá khác, Nepenthes bicalcarate có những chiếc lá hình nắp, chứa đầy chất lỏng để dụ, giết và tiêu hóa côn trùng. Có điểm khác là thức ăn khoái khẩu của Nepenthes bicalcarate là kiến Camponotus Schmitzi. Nepenthes lowii-cây Toilet. Chất bài tiết có vị ngọt và dính của nó đã thu hút cả loài chuột chù cây. Nó thậm chí còn tiêu hóa được cả phân chim rơi vào trong lá Cây nắp ấm bắt dơi. Khá giống với cây toilet, nhưng cây Nepenthes rafflesiana có sở thích “khác người” là ăn thịt dơi. Cây ăn thực vật. Thay vì ăn thịt động vật, cây này có khả năng tiêu hóa lá, và các bộ phận của cây. Cây ăn thịt gai. Những hạt nước đẹp long lanh trên gai của cây lại chính là những hạt keo để bẫy con mồi. Cây này có khả năng bắt mồi cực nhanh, chỉ trong vòng 75 mili giây. Cây bắt sâu. Nhiều loài thuộc họ bắt sâu này là những cây nấm thông thường mà ta vẫn thấy. Lớp rễ dưới đất của cây chính là cái bẫy để giết chết những chú giun đất đi qua khu vực cây mọc. Roridula, cây ăn sâu bọ. Đây được coi là một trong những cây ăn thịt lớn nhất thế giới. Rorodula có thể cao tới gần 2 m, toàn thân phủ đầy gai nhọn, dính và ngắn. .Nhưng lá cây mới là nơi bắt sâu bọ của cây.
Cây nắp ấm Heliamphora không có liên hệ trực tiếp với bất cứ một cây nắp ấm nào, nhưng cách thức chúng thu hút và diệt côn trùng thì giống hệt. Chúng tiết ra một enzyme tiêu hóa, chủ yếu là vi khuẩn cộng sinh để phân giải con mồi.Hầu hết các loài này sống ở khu vực mưa nhiều, ở trên cao và có khía để thoát nước thừa.
Cây Bromeliads. Đây là loài cây trong nhà phổ biến, lá của nó tạo ra một “hố” chứa nước. Chắc ít người biết được rằng cây này cũng được coi là loài cây ăn thịt. Nó khiến côn trùng “chết đuối” trong “hố” nước của mình. Có vẻ như cùng với thời gian, kỹ nghệ bắt mồi của loài này ngày càng được cải tiến.
Hạt ăn thịt. Capsella bursa-pastoris hay còn gọi là “cái túi của người chăn cừu” thoạt nhìn không hề giống cây ăn thịt. Tuy nhiên, thực là hạt của cây này có tiết ra một chất dính khi ướt và đã có bằng chứng chứng minh rằng muỗi bị thu hút bởi chất dính này và bị biến thành chất dinh dưỡng nuôi hạt
Cây bắt kiến. Giống những cây nắp lá khác, Nepenthes bicalcarate có những chiếc lá hình nắp, chứa đầy chất lỏng để dụ, giết và tiêu hóa côn trùng. Có điểm khác là thức ăn khoái khẩu của Nepenthes bicalcarate là kiến Camponotus Schmitzi.
Nepenthes lowii-cây Toilet. Chất bài tiết có vị ngọt và dính của nó đã thu hút cả loài chuột chù cây. Nó thậm chí còn tiêu hóa được cả phân chim rơi vào trong lá
Cây nắp ấm bắt dơi. Khá giống với cây toilet, nhưng cây Nepenthes rafflesiana có sở thích “khác người” là ăn thịt dơi.
Cây ăn thực vật. Thay vì ăn thịt động vật, cây này có khả năng tiêu hóa lá, và các bộ phận của cây.
Cây ăn thịt gai. Những hạt nước đẹp long lanh trên gai của cây lại chính là những hạt keo để bẫy con mồi. Cây này có khả năng bắt mồi cực nhanh, chỉ trong vòng 75 mili giây.
Cây bắt sâu. Nhiều loài thuộc họ bắt sâu này là những cây nấm thông thường mà ta vẫn thấy. Lớp rễ dưới đất của cây chính là cái bẫy để giết chết những chú giun đất đi qua khu vực cây mọc.
Roridula, cây ăn sâu bọ. Đây được coi là một trong những cây ăn thịt lớn nhất thế giới. Rorodula có thể cao tới gần 2 m, toàn thân phủ đầy gai nhọn, dính và ngắn. .Nhưng lá cây mới là nơi bắt sâu bọ của cây.