Các nhà khoa học Australia đã chứng minh rằng cây trinh nữ Mimosa pudica có khả năng ghi nhớ sự việc đã xảy ra như động vật. Qua thử nghiệm các hoạt động "huấn luyện" trí nhớ ngắn hạn và dài hạn bằng cách tưới nước đều đặn cho chúng trong các điều kiện ánh sáng khác nhau.Vài tuần sau thử nghiệm, đáng ngạc nhiên là loài cây trinh nữ có thể ghi nhớ phản ứng được huấn luyện trước đó. Theo các nhà khoa học, nhờ vào hệ thống canxi trong các tế bào, loài thực vật này có những phản ứng ghi nhớ như kết quả thí nghiệm.Không chỉ nhớ dai, thực vật còn có khả năng thù hằn, giận dỗi. Đó là kết luận của những nhà thực vật học người Pháp khi thí nghiệm châm kim vào thân của cây Bident. Nếu bạn hành hạ chúng, chúng sẽ nhớ mãi và trả thù bằng cách không thèm lớn, mặc dù sau khi bị hành hạ, chúng được an ủi bẳng muối khoáng dinh dưỡng và phân bón. Theo các nhà nghiên cứu, ngoài cây bident, có rất nhiều loại cây khác cũng biết đau và trả thù bằng cách không trổ hoa, ra quả nữa.Thực vật có chiến thuật chống hạn cực độc đáo. Khi cảm nhận được lượng nước mà rễ cây hút lên từ lòng đất có nguy cơ không cân bằng với lượng nước bị bốc hơi qua lá cây, một số loài cây sẽ lập tức tổng hợp ra một loại hoóc môn gây stress có tên là axit abscissique. Chất hóa học này theo nhựa cây bị hút lên lên đóng các lỗ khí bốc hơi nước trên bề mặt lá lại nhằm hạn chế được lượng nước bốc hơi. Một số loài cây khác thì tự làm héo lá như cây hướng dương và cuộn lá lại như cây ngô để chống hạn.Cây có khả năng di chuyển, mới nghe qua tưởng như đây là điều không tưởng, chỉ có trong những câu chuyện cổ tích tuy nhiên sự thực có một loài cây có khả năng đi được, đó là cây đước. Mỗi năm loài cây này có thể tự di chuyển từ 2 đến 5cm và chỉ dừng lại nếu bị 1 cây khác cản đường hay tách quá xa khỏi bờ biểnCây sát thủ là cái tên được đặt cho một loài cây vô cùng thân thuộc ở Việt Nam, cây sung. Tại vùng nhiệt đới, cây sung được xem là "kẻ chuyên bóp cổ" loài cây khác. Nếu vô tình được ký sinh trong một cây chủ, cây sung sẽ dần dà quấn chặt, cắm rễ hút chất dinh dưỡng của cây chủ đồng thời ngăn cản cây chủ hút nước nuôi lá, dần dà cây chủ sẽ vì chết khát dần mà lìa đời.Cây vòi nước garoe, đây là loài cây có khả năng khiến lá cây của chúng chảy nước thành vòi. Kể cả sinh trưởng ở nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng có sương mù dày đặc, cây vòi nước vẫn có thể sản xuất 80 lít nước một ngày nhờ tán lá dày và rộng.Khả năng giao tiếp, buôn chuyện, cảnh báo, cầu cứu đồng loại không chỉ có ở những loài động vật, thực vật cũng có khả năng này. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ghi nhận, khi bị sâu bọ tấn công, cây cà chua sẽ ngầm báo cho họ hàng biết bằng cách giải phóng một số phân tử mùi vào không khí. Ngay sau khi nhận được cảnh báo, những cây hàng xóm khác sẽ chuẩn bị đối phó với sự tấn công của những kẻ tử thù bằng cách triển khai vũ khí hóa học của chúng.Để bảo tồn quần thể của mình, đẩy lùi những kẻ thù động vật chuyên ăn lá, những cây keo ở châu Phi có một phương pháp đặc biệt. Khi bị những động vật ăn lá tấn công, loài cây này sẽ ngay lập tức cảnh báo cho các cây xung quanh bằng một tín hiện khí. Thấy tín hiệu báo động này, các cây khác sẽ khẩn cấp khởi động hệ thống bảo vệ lá của chúng bằng cách tập trung toàn bộ chất tanin có vị chua chát lên lá, khiến động vật chán ngán mà bỏ đi.
Các nhà khoa học Australia đã chứng minh rằng cây trinh nữ Mimosa pudica có khả năng ghi nhớ sự việc đã xảy ra như động vật. Qua thử nghiệm các hoạt động "huấn luyện" trí nhớ ngắn hạn và dài hạn bằng cách tưới nước đều đặn cho chúng trong các điều kiện ánh sáng khác nhau.Vài tuần sau thử nghiệm, đáng ngạc nhiên là loài cây trinh nữ có thể ghi nhớ phản ứng được huấn luyện trước đó. Theo các nhà khoa học, nhờ vào hệ thống canxi trong các tế bào, loài thực vật này có những phản ứng ghi nhớ như kết quả thí nghiệm.
Không chỉ nhớ dai, thực vật còn có khả năng thù hằn, giận dỗi. Đó là kết luận của những nhà thực vật học người Pháp khi thí nghiệm châm kim vào thân của cây Bident. Nếu bạn hành hạ chúng, chúng sẽ nhớ mãi và trả thù bằng cách không thèm lớn, mặc dù sau khi bị hành hạ, chúng được an ủi bẳng muối khoáng dinh dưỡng và phân bón. Theo các nhà nghiên cứu, ngoài cây bident, có rất nhiều loại cây khác cũng biết đau và trả thù bằng cách không trổ hoa, ra quả nữa.
Thực vật có chiến thuật chống hạn cực độc đáo. Khi cảm nhận được lượng nước mà rễ cây hút lên từ lòng đất có nguy cơ không cân bằng với lượng nước bị bốc hơi qua lá cây, một số loài cây sẽ lập tức tổng hợp ra một loại hoóc môn gây stress có tên là axit abscissique. Chất hóa học này theo nhựa cây bị hút lên lên đóng các lỗ khí bốc hơi nước trên bề mặt lá lại nhằm hạn chế được lượng nước bốc hơi. Một số loài cây khác thì tự làm héo lá như cây hướng dương và cuộn lá lại như cây ngô để chống hạn.
Cây có khả năng di chuyển, mới nghe qua tưởng như đây là điều không tưởng, chỉ có trong những câu chuyện cổ tích tuy nhiên sự thực có một loài cây có khả năng đi được, đó là cây đước. Mỗi năm loài cây này có thể tự di chuyển từ 2 đến 5cm và chỉ dừng lại nếu bị 1 cây khác cản đường hay tách quá xa khỏi bờ biển
Cây sát thủ là cái tên được đặt cho một loài cây vô cùng thân thuộc ở Việt Nam, cây sung. Tại vùng nhiệt đới, cây sung được xem là "kẻ chuyên bóp cổ" loài cây khác. Nếu vô tình được ký sinh trong một cây chủ, cây sung sẽ dần dà quấn chặt, cắm rễ hút chất dinh dưỡng của cây chủ đồng thời ngăn cản cây chủ hút nước nuôi lá, dần dà cây chủ sẽ vì chết khát dần mà lìa đời.
Cây vòi nước garoe, đây là loài cây có khả năng khiến lá cây của chúng chảy nước thành vòi. Kể cả sinh trưởng ở nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng có sương mù dày đặc, cây vòi nước vẫn có thể sản xuất 80 lít nước một ngày nhờ tán lá dày và rộng.
Khả năng giao tiếp, buôn chuyện, cảnh báo, cầu cứu đồng loại không chỉ có ở những loài động vật, thực vật cũng có khả năng này. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ghi nhận, khi bị sâu bọ tấn công, cây cà chua sẽ ngầm báo cho họ hàng biết bằng cách giải phóng một số phân tử mùi vào không khí. Ngay sau khi nhận được cảnh báo, những cây hàng xóm khác sẽ chuẩn bị đối phó với sự tấn công của những kẻ tử thù bằng cách triển khai vũ khí hóa học của chúng.
Để bảo tồn quần thể của mình, đẩy lùi những kẻ thù động vật chuyên ăn lá, những cây keo ở châu Phi có một phương pháp đặc biệt. Khi bị những động vật ăn lá tấn công, loài cây này sẽ ngay lập tức cảnh báo cho các cây xung quanh bằng một tín hiện khí. Thấy tín hiệu báo động này, các cây khác sẽ khẩn cấp khởi động hệ thống bảo vệ lá của chúng bằng cách tập trung toàn bộ chất tanin có vị chua chát lên lá, khiến động vật chán ngán mà bỏ đi.