Núi lửa phun trào. Lịch sử đã từng chứng kiến hàng loạt vụ núi lửa phun trào, gây thiệt hại nặng nề về cả người và của cho con người. Đây là một hiện tượng thiên nhiên phổ biến trên Trái Đất. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.
Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất. Các vụ núi lửa phun trào khủng khiếp nhất có thể kể đến là núi lửa Tambora, đảo Sumbawa, Indonesia, VEI 7 (1815); núi lửa Changbaishan, VEI 7 (1000 năm trước CN); núi lửa Thera, VEI 7 (khoảng 1610 trước CN),... Va chạm với tiểu hành tinh. Khi các tiểu hành tinh va vào trái đất có thể gây ra những hậu quả vô cùng khủng khiếp như bão lửa, sóng thần khổng lồ, làm thay đổi nhiệt độ toàn cầu. Không chỉ dừng lại ở đó, khói bụi từ vụ va chạm che lấp ánh sáng Mặt Trời, ngăn cản quá trình quang hợp của cây xanh, tiêu diệt toàn bộ chuỗi thức ăn. Sóng thần. Không kém phần nguy hiểm so với núi lửa phun trào và va chạm với tiểu hành tinh là hiện tượng sóng thần. Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Những trận sóng thần hủy diệt trong lịch sử có thể kể đến là sóng thần ngày 22/5/1960 tại thành phố Valvia, Chile; sóng thần xảy ra ngày 26/12/2004 tại Ấn Độ Dương tràn vào 14 quốc gia;... Bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới được hình thành trên những vùng biển rất ấm áp, thường vào cuối mùa hè và mùa thu ở mỗi bán cầu. Đây là sự kiện thờ tiết có sức phá hủy rất lớn. Khi bão mạnh thêm, chúng lại được dẫn đường bởi năng lượng tiềm ẩn từ hơi nước ngưng tụ tạo thành những đám mây bão lớn.Qủy cát. Qủy cát có thể là hiện tượng tự nhiên xa lạ với nhiều người. Hiện tượng này phổ biến nhất ở các vùng giống sa mạc. Qủy cát là những cơn gió xoáy đối lưu nhỏ, có thể nhìn thấy được do bụi mà chúng thốc lên từ mặt đất. Lốc cát là tên gọi khác của hiện tượng tự nhiên này. Bão bụi. Bão bụi có thể cao tới hơn 1km, bao phủ hàng ngàn km2 và kéo dài trong vòng nhiều giờ. Chúng đem theo một lượng cát và khoáng mịn khổng lồ di chuyển từ lục địa này sang lục địa khác. Hiện tượng này xảy ra ở khá nhiều nơi trên thế giới.
Núi lửa phun trào. Lịch sử đã từng chứng kiến hàng loạt vụ núi lửa phun trào, gây thiệt hại nặng nề về cả người và của cho con người. Đây là một hiện tượng thiên nhiên phổ biến trên Trái Đất. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.
Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất. Các vụ núi lửa phun trào khủng khiếp nhất có thể kể đến là núi lửa Tambora, đảo Sumbawa, Indonesia, VEI 7 (1815); núi lửa Changbaishan, VEI 7 (1000 năm trước CN); núi lửa Thera, VEI 7 (khoảng 1610 trước CN),...
Va chạm với tiểu hành tinh. Khi các tiểu hành tinh va vào trái đất có thể gây ra những hậu quả vô cùng khủng khiếp như bão lửa, sóng thần khổng lồ, làm thay đổi nhiệt độ toàn cầu. Không chỉ dừng lại ở đó, khói bụi từ vụ va chạm che lấp ánh sáng Mặt Trời, ngăn cản quá trình quang hợp của cây xanh, tiêu diệt toàn bộ chuỗi thức ăn.
Sóng thần. Không kém phần nguy hiểm so với núi lửa phun trào và va chạm với tiểu hành tinh là hiện tượng sóng thần. Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Những trận sóng thần hủy diệt trong lịch sử có thể kể đến là sóng thần ngày 22/5/1960 tại thành phố Valvia, Chile; sóng thần xảy ra ngày 26/12/2004 tại Ấn Độ Dương tràn vào 14 quốc gia;...
Bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới được hình thành trên những vùng biển rất ấm áp, thường vào cuối mùa hè và mùa thu ở mỗi bán cầu. Đây là sự kiện thờ tiết có sức phá hủy rất lớn. Khi bão mạnh thêm, chúng lại được dẫn đường bởi năng lượng tiềm ẩn từ hơi nước ngưng tụ tạo thành những đám mây bão lớn.
Qủy cát. Qủy cát có thể là hiện tượng tự nhiên xa lạ với nhiều người. Hiện tượng này phổ biến nhất ở các vùng giống sa mạc. Qủy cát là những cơn gió xoáy đối lưu nhỏ, có thể nhìn thấy được do bụi mà chúng thốc lên từ mặt đất. Lốc cát là tên gọi khác của hiện tượng tự nhiên này.
Bão bụi. Bão bụi có thể cao tới hơn 1km, bao phủ hàng ngàn km2 và kéo dài trong vòng nhiều giờ. Chúng đem theo một lượng cát và khoáng mịn khổng lồ di chuyển từ lục địa này sang lục địa khác. Hiện tượng này xảy ra ở khá nhiều nơi trên thế giới.