Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể… Tuy nhiên sẽ không lường hết được tác dụng phụ của đu đủ chín trong các trường hợp sau:Nguy cơ hình thành sỏi thận. Trong đu đủ có chứa hàm lượng vitamin C cực lớn. Vitamin C được cho là tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng với hàm lượng cao và liên tục có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận và gây rối loạn các chức năng thận.Có thể gây sảy thai. Đu đủ xanh được xem như một bài thuốc tự nhiên đế phá thai ngoài ý muốn. Trong khi đu đủ chín được coi là an toàn và bổ dưỡng thì đu đủ xanh lại có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do có nhựa. Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ xanh, thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu.Gây tiêu chảy. Ăn nhiều đu đủ xanh lúc bụng yếu hoặc tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mất nước, tình trạng trầm trọng thêm.Khuyến cáo nên ăn đu đủ với lượng vừa phải, không nên ăn quá 1 quả/ ngày và 3 quả/ tuần.Gây dị ứng. Chất papain trong lá đu đủ là một loại chất dễ gây dị ứng. Khi ăn quá nhiều đu đủ, có thể gây kích ứng cơ thể dẫn đến rối loạn các chức năng hô hấp gây khó thở, hen suyễn, tắc nghẽn mũi và dẫn đến dị ứng.Phân biệt đu đủ chín cây và đu đủ ủ hóa chất. Vì lợi nhuận, nhà vườn thường tiêm hóa chất để đu đủ vừa đẹp mắt, vừa được giá, nên khi mua cần phân biệt đu đủ chín cây và đu đủ tẩm hóa chất:Đu đủ chín tự nhiên bao giờ cũng có một mặt chín hơn mặt còn lại do mặt ngoài hứng được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Vỏ thường một lớp nấm màu trắng bên trên, thỉnh thoảng xuất hiện chấm đen hoặc vết lõm nhỏ, màu không vàng đều mà vẫn còn chấm xanh. Về cảm quan, đu đủ chín tự nhiên sờ vào thấy mềm đều, những điểm có màu vàng thấy không còn sự xuất hiện của nhựa.Quả đu đủ dùng hóa chất vỏ sáng bóng, sờ vào thấy cứng mặc dù lớp vỏ bên ngoài đã chuyển sáng màu vàng. Khi thấy một quả chín đều từ cuống thì chắc chắn nó đã được 'độ' qua hóa chất.
Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể… Tuy nhiên sẽ không lường hết được tác dụng phụ của đu đủ chín trong các trường hợp sau:
Nguy cơ hình thành sỏi thận. Trong đu đủ có chứa hàm lượng vitamin C cực lớn. Vitamin C được cho là tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng với hàm lượng cao và liên tục có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận và gây rối loạn các chức năng thận.
Có thể gây sảy thai. Đu đủ xanh được xem như một bài thuốc tự nhiên đế phá thai ngoài ý muốn. Trong khi đu đủ chín được coi là an toàn và bổ dưỡng thì đu đủ xanh lại có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do có nhựa. Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ xanh, thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu.
Gây tiêu chảy. Ăn nhiều đu đủ xanh lúc bụng yếu hoặc tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mất nước, tình trạng trầm trọng thêm.Khuyến cáo nên ăn đu đủ với lượng vừa phải, không nên ăn quá 1 quả/ ngày và 3 quả/ tuần.
Gây dị ứng. Chất papain trong lá đu đủ là một loại chất dễ gây dị ứng. Khi ăn quá nhiều đu đủ, có thể gây kích ứng cơ thể dẫn đến rối loạn các chức năng hô hấp gây khó thở, hen suyễn, tắc nghẽn mũi và dẫn đến dị ứng.
Phân biệt đu đủ chín cây và đu đủ ủ hóa chất. Vì lợi nhuận, nhà vườn thường tiêm hóa chất để đu đủ vừa đẹp mắt, vừa được giá, nên khi mua cần phân biệt đu đủ chín cây và đu đủ tẩm hóa chất:
Đu đủ chín tự nhiên bao giờ cũng có một mặt chín hơn mặt còn lại do mặt ngoài hứng được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Vỏ thường một lớp nấm màu trắng bên trên, thỉnh thoảng xuất hiện chấm đen hoặc vết lõm nhỏ, màu không vàng đều mà vẫn còn chấm xanh. Về cảm quan, đu đủ chín tự nhiên sờ vào thấy mềm đều, những điểm có màu vàng thấy không còn sự xuất hiện của nhựa.
Quả đu đủ dùng hóa chất vỏ sáng bóng, sờ vào thấy cứng mặc dù lớp vỏ bên ngoài đã chuyển sáng màu vàng. Khi thấy một quả chín đều từ cuống thì chắc chắn nó đã được 'độ' qua hóa chất.