Sán dây Schistocephalus solidus có thể khiến nạn nhân tự sát. Schistocephalus solidus là loài lưỡng tính, ký sinh dọc theo đường tiến hóa, chuyên hành hạ cả cá và chim biển ăn cá. Nếu thấy bụng loài cá Gasterosteus aculeatus sưng lên căng phồng, 100 % là do sán dây solidus. Sán dây Schistocephalus solidus bắt đầu cuộc hành trình của nó bằng cách đẻ trứng bên trong cơ thể vật chủ là loài chim biển, trứng đi qua đường phân ảnh hưởng đến loài cá Gasterosteus aculeatus khi nó ăn phải phân của chim bị nhiễm bệnh, siêu sức mạnh của sán dây được kích hoạt, phát triển to đến mức bụng cá không đủ kích cỡ để chứa nó và tự phát nổ. Xác chết cá nổi trên bề mặt thu hút chim biển ăn vào và nó lại nhiễm sán dây, một vòng tròn mãi không có điểm dừng. Sâu bướm chi Eupithecia ở quần đảo Hawaii có sở thích ăn côn trùng và thậm chí là các con sâu bướm khác. Các loài côn trùng dễ dàng bị lừa khi chính chúng lại tưởng các loài sâu bướm này là con mồi. Sâu bướm chi Eupithecia có khả năng ngụy trang tuyệt vời, khi con mồi không nghi ngờ gì tiến đến, nó sẽ bất ngờ bị loài sâu này phản công. Con sâu dùng đôi chân trước sắc nhọn chọc vào cơ thể con mồi, và nó sẽ có một bữa ăn thịnh soạn và đầy đủ dinh dưỡng. Cóc Surinam, một loài cóc thường sinh sống ở khu vực Nam Mỹ sinh con và nuôi con rất độc đáo, chúng mang những con ếch con trong suốt quá trình từ thụ tinh cho đến khi trưởng thành ở trên tấm lưng có rất nhiều lỗ như tổ ong. Những quả trứng cóc được thụ tinh trong lỗ tổ ong phát triển thành nòng nọc, cho đến khi rụng đuôi thành cóc sẽ bắt đầu chui ra khỏi lưng mẹ. Hàng đàn cóc con ngọ nguậy, thò ra khỏi cái kén giống như tổ ong trên lưng cóc mẹ. Loài sứa Irukandji chỉ có chiều dài khoảng 2cm, mặc dù vậy chúng là loài động vật sở hữu chất độc mạnh nhất hành tinh. Chất độc của sứa Irukandji mạnh gấp 100 lần rắn hổ mang, gấp 1000 lần ong Tarantula. Sứa Irukandji cắn người gây ra các triệu chứng nôn mửa, nhức đầu, tăng huyết áp và nhịp tim sẽ xảy đến trong vài phút và nạn nhân chắc chắn sẽ không tránh khỏi cái chết.
Sán dây Schistocephalus solidus có thể khiến nạn nhân tự sát. Schistocephalus solidus là loài lưỡng tính, ký sinh dọc theo đường tiến hóa, chuyên hành hạ cả cá và chim biển ăn cá. Nếu thấy bụng loài cá Gasterosteus aculeatus sưng lên căng phồng, 100 % là do sán dây solidus.
Sán dây Schistocephalus solidus bắt đầu cuộc hành trình của nó bằng cách đẻ trứng bên trong cơ thể vật chủ là loài chim biển, trứng đi qua đường phân ảnh hưởng đến loài cá Gasterosteus aculeatus khi nó ăn phải phân của chim bị nhiễm bệnh, siêu sức mạnh của sán dây được kích hoạt, phát triển to đến mức bụng cá không đủ kích cỡ để chứa nó và tự phát nổ. Xác chết cá nổi trên bề mặt thu hút chim biển ăn vào và nó lại nhiễm sán dây, một vòng tròn mãi không có điểm dừng.
Sâu bướm chi Eupithecia ở quần đảo Hawaii có sở thích ăn côn trùng và thậm chí là các con sâu bướm khác. Các loài côn trùng dễ dàng bị lừa khi chính chúng lại tưởng các loài sâu bướm này là con mồi.
Sâu bướm chi Eupithecia có khả năng ngụy trang tuyệt vời, khi con mồi không nghi ngờ gì tiến đến, nó sẽ bất ngờ bị loài sâu này phản công. Con sâu dùng đôi chân trước sắc nhọn chọc vào cơ thể con mồi, và nó sẽ có một bữa ăn thịnh soạn và đầy đủ dinh dưỡng.
Cóc Surinam, một loài cóc thường sinh sống ở khu vực Nam Mỹ sinh con và nuôi con rất độc đáo, chúng mang những con ếch con trong suốt quá trình từ thụ tinh cho đến khi trưởng thành ở trên tấm lưng có rất nhiều lỗ như tổ ong.
Những quả trứng cóc được thụ tinh trong lỗ tổ ong phát triển thành nòng nọc, cho đến khi rụng đuôi thành cóc sẽ bắt đầu chui ra khỏi lưng mẹ. Hàng đàn cóc con ngọ nguậy, thò ra khỏi cái kén giống như tổ ong trên lưng cóc mẹ.
Loài sứa Irukandji chỉ có chiều dài khoảng 2cm, mặc dù vậy chúng là loài động vật sở hữu chất độc mạnh nhất hành tinh. Chất độc của sứa Irukandji mạnh gấp 100 lần rắn hổ mang, gấp 1000 lần ong Tarantula.
Sứa Irukandji cắn người gây ra các triệu chứng nôn mửa, nhức đầu, tăng huyết áp và nhịp tim sẽ xảy đến trong vài phút và nạn nhân chắc chắn sẽ không tránh khỏi cái chết.