Hiện tượng bùng phát rắn lục đuôi đỏ ở nhiều địa phương khiến người dân "ăn, ngủ không yên” những tháng cuối năm 2014. Rắn lục đuôi đỏ là một trong các loài rắn có nọc độc cực mạnh. Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. Đặc biệt, khi mang bầu rắn mẹ có nọc độc cao hơn bình thường. Ở các tỉnh, thành như Cần Thơ, theo thống kê, 9 tháng đầu năm 2014, Bệnh viện Quân y 121 đã tiếp nhận 354 ca bị rắn cắn, trong đó 345 ca là do rắn lục đuôi đỏ cắn. Loài rắn lục đuôi đỏ cắn rất độc hại, vết thương sưng phù, đau nhức, nếu chữa không kịp thời vết thương phù lên tím đỏ rồi gây thối thịt ở vết cắn. Hồi tháng 10/2014, “cơn bão” kiến ba khoang ồ ạt tấn công vào nhà dân, chui vào các tòa cao tầng khiến người dân thấp thỏm, lo lắng. Khi đó, kiến ba khoang đang vào mùa sinh sản. Hơn nữa, thời tiết ẩm ướt đã tạo điều kiện cho loài vật sinh sôi. Kiến ba khoang có nọc độc rất mạnh, mạnh gấp 10 lần độc tố của nọc rắn hổ mang, nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ làm chết người. Tuy nhiên, vết cắn có thể gây sưng phồng, tấy đỏ, loét rất đau đớn và lâu khỏi. Những nạn nhân của kiến ba khoang do bất ngờ, không hiểu biết đã lấy tay giết kiến và vô tình sờ lên mặt hoặc gãi lên da nên tạo thành những vết tổn thương dài. Ảnh: VTC. Trước đó, vào tầm tháng 6, 7/2014, người dân ở Hà Nội, TP HCM sợ hãi vì bọ xít hút máu đồng loạt oanh tạc nhiều khu dân cư. Chúng có mặt từ khu nhà ẩm thấp, tối tăm đến những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi. Bọ xít hút máu người xuất hiện theo từng ổ, từ hàng chục tới hàng trăm con ở giường, đệm, tủ, khe nứt, trên trần nhà, dưới đống củi... Vết cắn của bọ xít hút máu người gây rối loạn nhịp tim, rối loạn mạch máu, suy kiệt sức khỏe. Hồi đầu tháng 11/2014, hàng vạn con rầy nâu bay vào nhà dân ở miền Tây. Chúng bay thành từng đàn vào nội đô TP Sóc Trăng, bám vào đèn cao áp, xuất hiện từng chùm rầy nâu dài 3 - 4 m. Nhiều quán ăn trên đường phố của Sóc Trăng cũng bị rầy nâu "tấn công" với mật độ dày đặc. Côn trùng rớt vào thức ăn khiến thực khách ngại dùng. Rầy nâu chui vào mắt hay dụi, dễ gây trầy xước giác mạc, hỏng mắt. Cuối tháng 4/2014, nhiều hộ dân thuộc khu quy hoạch dân cư lô 90, thị trấn Liên Nghĩa, H.Đức Trọng (Lâm Đồng) phải đối mặt với nạn sâu xanh xếp lớp tràn vào nhà. Sâu xanh oanh tạc khu dân cư với số lượng lớn khủng khiếp. Cứ khoảng nửa giờ, người dân lại phải dùng chổi để quét gom sâu khỏi tràn vào nhà. Sâu ăn trụi hết lá cây xanh, chỉ trơ lại cành. Xuất hiện ở Lâm Đồng suốt hàng tuần liền. Cũng trong tháng 4/2014, bọ đậu đen xuất hiện trong nhà ngày càng nhiều khiến cho một số gia đình ở Đồng Nai phải ra vườn ngủ vì diệt không xuể. Bọ đậu đen tụ vào từng đống dày đặc, bò lổm ngổm trên nền nhà, góc tường, tủ đựng thức ăn, quần áo.... Bọ đậu đen không cắn người nhưng khi bị giẫm lên sẽ tiết dịch và dịch này có thể làm phần da của người tiếp xúc với chúng bị phỏng rộp. Nạn bọ đậu đen oanh tạc nhà dân bùng phát mạnh, các gia đình dùng mọi biện pháp như quét, đốt, đổ nước sôi, xịt thuốc trừ sâu để diệt bọ nhưng không xuể vì bầy này chết, bầy khác lại xuất hiện. Ảnh: Zing. Những tháng cuối năm 2014, nhiều trường hợp mắc bệnh rận mu (còn gọi là rận càng cua, rận bẹn...) liên tục nhập viện và điều trị tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW. Rận mu ký sinh và gây bệnh ở vùng lông mu của con người nhưng cũng có thể sống “tràn” sang cả các khu vực lông, tóc khác, kể cả lông mi. Loài côn trùng này hút máu ở những khu vực nhạy cảm trên cơ thể người.
Hiện tượng bùng phát rắn lục đuôi đỏ ở nhiều địa phương khiến người dân "ăn, ngủ không yên” những tháng cuối năm 2014. Rắn lục đuôi đỏ là một trong các loài rắn có nọc độc cực mạnh. Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. Đặc biệt, khi mang bầu rắn mẹ có nọc độc cao hơn bình thường.
Ở các tỉnh, thành như Cần Thơ, theo thống kê, 9 tháng đầu năm 2014, Bệnh viện Quân y 121 đã tiếp nhận 354 ca bị rắn cắn, trong đó 345 ca là do rắn lục đuôi đỏ cắn. Loài rắn lục đuôi đỏ cắn rất độc hại, vết thương sưng phù, đau nhức, nếu chữa không kịp thời vết thương phù lên tím đỏ rồi gây thối thịt ở vết cắn.
Hồi tháng 10/2014, “cơn bão” kiến ba khoang ồ ạt tấn công vào nhà dân, chui vào các tòa cao tầng khiến người dân thấp thỏm, lo lắng. Khi đó, kiến ba khoang đang vào mùa sinh sản. Hơn nữa, thời tiết ẩm ướt đã tạo điều kiện cho loài vật sinh sôi.
Kiến ba khoang có nọc độc rất mạnh, mạnh gấp 10 lần độc tố của nọc rắn hổ mang, nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ làm chết người. Tuy nhiên, vết cắn có thể gây sưng phồng, tấy đỏ, loét rất đau đớn và lâu khỏi. Những nạn nhân của kiến ba khoang do bất ngờ, không hiểu biết đã lấy tay giết kiến và vô tình sờ lên mặt hoặc gãi lên da nên tạo thành những vết tổn thương dài. Ảnh: VTC.
Trước đó, vào tầm tháng 6, 7/2014, người dân ở Hà Nội, TP HCM sợ hãi vì bọ xít hút máu đồng loạt oanh tạc nhiều khu dân cư. Chúng có mặt từ khu nhà ẩm thấp, tối tăm đến những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi.
Bọ xít hút máu người xuất hiện theo từng ổ, từ hàng chục tới hàng trăm con ở giường, đệm, tủ, khe nứt, trên trần nhà, dưới đống củi... Vết cắn của bọ xít hút máu người gây rối loạn nhịp tim, rối loạn mạch máu, suy kiệt sức khỏe.
Hồi đầu tháng 11/2014, hàng vạn con rầy nâu bay vào nhà dân ở miền Tây. Chúng bay thành từng đàn vào nội đô TP Sóc Trăng, bám vào đèn cao áp, xuất hiện từng chùm rầy nâu dài 3 - 4 m.
Nhiều quán ăn trên đường phố của Sóc Trăng cũng bị rầy nâu "tấn công" với mật độ dày đặc. Côn trùng rớt vào thức ăn khiến thực khách ngại dùng. Rầy nâu chui vào mắt hay dụi, dễ gây trầy xước giác mạc, hỏng mắt.
Cuối tháng 4/2014, nhiều hộ dân thuộc khu quy hoạch dân cư lô 90, thị trấn Liên Nghĩa, H.Đức Trọng (Lâm Đồng) phải đối mặt với nạn sâu xanh xếp lớp tràn vào nhà.
Sâu xanh oanh tạc khu dân cư với số lượng lớn khủng khiếp. Cứ khoảng nửa giờ, người dân lại phải dùng chổi để quét gom sâu khỏi tràn vào nhà. Sâu ăn trụi hết lá cây xanh, chỉ trơ lại cành. Xuất hiện ở Lâm Đồng suốt hàng tuần liền.
Cũng trong tháng 4/2014, bọ đậu đen xuất hiện trong nhà ngày càng nhiều khiến cho một số gia đình ở Đồng Nai phải ra vườn ngủ vì diệt không xuể. Bọ đậu đen tụ vào từng đống dày đặc, bò lổm ngổm trên nền nhà, góc tường, tủ đựng thức ăn, quần áo....
Bọ đậu đen không cắn người nhưng khi bị giẫm lên sẽ tiết dịch và dịch này có thể làm phần da của người tiếp xúc với chúng bị phỏng rộp. Nạn bọ đậu đen oanh tạc nhà dân bùng phát mạnh, các gia đình dùng mọi biện pháp như quét, đốt, đổ nước sôi, xịt thuốc trừ sâu để diệt bọ nhưng không xuể vì bầy này chết, bầy khác lại xuất hiện. Ảnh: Zing.
Những tháng cuối năm 2014, nhiều trường hợp mắc bệnh rận mu (còn gọi là rận càng cua, rận bẹn...) liên tục nhập viện và điều trị tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW.
Rận mu ký sinh và gây bệnh ở vùng lông mu của con người nhưng cũng có thể sống “tràn” sang cả các khu vực lông, tóc khác, kể cả lông mi. Loài côn trùng này hút máu ở những khu vực nhạy cảm trên cơ thể người.