10. Thế vận hội Santa Claus (Thụy Sĩ) – Đến hẹn lại lên, mỗi mùa Noel đến, hàng trăm “ông già tuyết” đầy tinh thần cạnh tranh và tham vọng lại nô nức tham gia Thế vận hội Santa Claus vui nhộn. Những người tham gia thế vận hội tại thị trấn nhỏ Samnaun đến từ nhiều nơi trên thế giới, sẽ đóng giả làm Ông già tuyết và tham gia các môn thi độc đáo như đua xe trượt tuyết, khắc tuyết, leo ống khói, thi hát hoặc nhảy múa…
9. Ông già tuyết “cưỡi” xuồng phát quà (Hawaii): Mọi người trên khắp thế giới đã quen thuộc với hình ảnh ông già Noel cưỡi tuần lộc đi phát quà vào dịp giáng sinh. Do đó, đến với Hawaii, nhiều người sẽ bất ngờ và thích thú khi chứng kiến ông già Noel “cưỡi” xuồng đỏ do những chú cá heo đáng yêu kéo đi phát quà.
8. Nhâm nhi sâu bướm (Nam Phi): Một số vùng của miền nam châu Phi ăn sâu bướm vào những dịp đặc biệt bao gồm Giáng sinh. Sâu bướm được luộc chín trong nồi nước muối và sau đó được sấy khô bằng ánh nắng mặt trời hoặc máy sấy rồi được mới chế biến. Sâu bướm thậm chí là ngành công nghiệp nhiều triệu đô, được bán phổ biến ở miền Nam châu Phi.
7. Viếng mộ dịp giáng sinh (Phần Lan): Khác với phần lớn cư dân trên khắp thế giới, đối với người Phần Lan, giáng sinh là dịp đến nghĩa trang viếng mộ người thân. Do đó, nghĩa địa vào dịp giáng sinh ở đây rất lung linh với hàng triệu ngọn nến ấm áp được thắp sáng bên mỗi nấm mộ.
6. Nhảy qua đống lửa và ước (Iraq): Dịp giáng sinh, các gia đình ở Iraq sẽ đốt đống cây bụi thành một đống lửa lớn. Khi đám cây bụi cháy rụi, mọi người sẽ nhảy qua đống lửa 3 lần trước khi ước một điều gì đó. Như vậy điều ước mới có thể trở thành sự thực.
5. Trẻ ngoan được quà, trẻ hư bị tét mông (Bỉ): Đối với người Bỉ, một ông già Noel là quá ít. Họ có thêm người bạn đồng hành của ông già Noel (được người Bỉ gọi là Pere Noel) có tên là Pere Fouettard. Trẻ ngoan sẽ được Pere Noel cho kẹo và socola. Còn trẻ hư sẽ chỉ được một cành cây hoặc bị tét mông bởi Pere Fouettard.
4. Lễ 3 vua ( Philippines): Người Philippines yêu thích giáng sinh. Nhưng trẻ em ở đây không nhận quà từ ông già Noel mà từ 3 vị vua. Trẻ em đặt vớ và giày sạch trên cửa sổ với hy vọng 3 vị vua sẽ để quà tặng cho chúng vào đó. Thậm chí, nhiều đứa trẻ còn đặt cả cỏ và rơm trên cửa sổ để cho lạc đà của 3 vị vua ăn. Tuy nhiên, truyền thống này nay đã bị mai một ở Philippines do bị ảnh hưởng của văn hóa Mỹ với ông già Noel ngày càng trở nên phổ biến hơn.
3. "Ma quỷ" thăm nhà dịp giáng sinh (Latvia): Hầu như mọi người đều quan niệm, giáng sinh là dịp để tặng/nhận quà, là thời gian sum vầy bên gia đình, bạn bè. Nhưng người Latvia lại xem giáng sinh là dịp xua đuổi ma quỷ. Trong dịp giáng sinh, nhiều người Latvia ăn mặc trang phục giả làm thầy cúng, sói, sếu, dê, gấu, hoặc ngựa, thậm chí, ăn mặc như người chết và đi lang thang từ nhà này sang nhà khác. Họ được các gia đình nồng nhiệt chào đón với điều kiện phải hát và nhảy trước. Sau đó, chủ nhà sẽ thiết đãi họ bia và thức ăn.
2. Để thức ăn thừa cho người chết (Bulgaria): Sauk hi ăn tối trong đêm giáng sinh, các gia đình không được dọn bàn ăn, bỏ thức ăn thừa mà để nguyên vẹn. Họ tin hồn ma của những người thân yêu sẽ về sau khi mọi người đã đi ngủ và ăn thức ăn còn lại trên bàn.
1. Ném thức ăn vào trần nhà (Slovakia và Ukraine): Vào đêm giáng sinh, người Slovakia và Ukraine sẽ ném thức ăn lên trần nhà như hình thức cầu may mắn, thịnh vượng cho năm sau. Càng nhiều thức ăn dính lên trần nhà, thì gia chủ càng nhận được nhiều lộc.
10. Thế vận hội Santa Claus (Thụy Sĩ) – Đến hẹn lại lên, mỗi mùa Noel đến, hàng trăm “ông già tuyết” đầy tinh thần cạnh tranh và tham vọng lại nô nức tham gia Thế vận hội Santa Claus vui nhộn. Những người tham gia thế vận hội tại thị trấn nhỏ Samnaun đến từ nhiều nơi trên thế giới, sẽ đóng giả làm Ông già tuyết và tham gia các môn thi độc đáo như đua xe trượt tuyết, khắc tuyết, leo ống khói, thi hát hoặc nhảy múa…
9. Ông già tuyết “cưỡi” xuồng phát quà (Hawaii): Mọi người trên khắp thế giới đã quen thuộc với hình ảnh ông già Noel cưỡi tuần lộc đi phát quà vào dịp giáng sinh. Do đó, đến với Hawaii, nhiều người sẽ bất ngờ và thích thú khi chứng kiến ông già Noel “cưỡi” xuồng đỏ do những chú cá heo đáng yêu kéo đi phát quà.
8. Nhâm nhi sâu bướm (Nam Phi): Một số vùng của miền nam châu Phi ăn sâu bướm vào những dịp đặc biệt bao gồm Giáng sinh. Sâu bướm được luộc chín trong nồi nước muối và sau đó được sấy khô bằng ánh nắng mặt trời hoặc máy sấy rồi được mới chế biến. Sâu bướm thậm chí là ngành công nghiệp nhiều triệu đô, được bán phổ biến ở miền Nam châu Phi.
7. Viếng mộ dịp giáng sinh (Phần Lan): Khác với phần lớn cư dân trên khắp thế giới, đối với người Phần Lan, giáng sinh là dịp đến nghĩa trang viếng mộ người thân. Do đó, nghĩa địa vào dịp giáng sinh ở đây rất lung linh với hàng triệu ngọn nến ấm áp được thắp sáng bên mỗi nấm mộ.
6. Nhảy qua đống lửa và ước (Iraq): Dịp giáng sinh, các gia đình ở Iraq sẽ đốt đống cây bụi thành một đống lửa lớn. Khi đám cây bụi cháy rụi, mọi người sẽ nhảy qua đống lửa 3 lần trước khi ước một điều gì đó. Như vậy điều ước mới có thể trở thành sự thực.
5. Trẻ ngoan được quà, trẻ hư bị tét mông (Bỉ): Đối với người Bỉ, một ông già Noel là quá ít. Họ có thêm người bạn đồng hành của ông già Noel (được người Bỉ gọi là Pere Noel) có tên là Pere Fouettard. Trẻ ngoan sẽ được Pere Noel cho kẹo và socola. Còn trẻ hư sẽ chỉ được một cành cây hoặc bị tét mông bởi Pere Fouettard.
4. Lễ 3 vua ( Philippines): Người Philippines yêu thích giáng sinh. Nhưng trẻ em ở đây không nhận quà từ ông già Noel mà từ 3 vị vua. Trẻ em đặt vớ và giày sạch trên cửa sổ với hy vọng 3 vị vua sẽ để quà tặng cho chúng vào đó. Thậm chí, nhiều đứa trẻ còn đặt cả cỏ và rơm trên cửa sổ để cho lạc đà của 3 vị vua ăn. Tuy nhiên, truyền thống này nay đã bị mai một ở Philippines do bị ảnh hưởng của văn hóa Mỹ với ông già Noel ngày càng trở nên phổ biến hơn.
3. "Ma quỷ" thăm nhà dịp giáng sinh (Latvia): Hầu như mọi người đều quan niệm, giáng sinh là dịp để tặng/nhận quà, là thời gian sum vầy bên gia đình, bạn bè. Nhưng người Latvia lại xem giáng sinh là dịp xua đuổi ma quỷ. Trong dịp giáng sinh, nhiều người Latvia ăn mặc trang phục giả làm thầy cúng, sói, sếu, dê, gấu, hoặc ngựa, thậm chí, ăn mặc như người chết và đi lang thang từ nhà này sang nhà khác. Họ được các gia đình nồng nhiệt chào đón với điều kiện phải hát và nhảy trước. Sau đó, chủ nhà sẽ thiết đãi họ bia và thức ăn.
2. Để thức ăn thừa cho người chết (Bulgaria): Sauk hi ăn tối trong đêm giáng sinh, các gia đình không được dọn bàn ăn, bỏ thức ăn thừa mà để nguyên vẹn. Họ tin hồn ma của những người thân yêu sẽ về sau khi mọi người đã đi ngủ và ăn thức ăn còn lại trên bàn.
1. Ném thức ăn vào trần nhà (Slovakia và Ukraine): Vào đêm giáng sinh, người Slovakia và Ukraine sẽ ném thức ăn lên trần nhà như hình thức cầu may mắn, thịnh vượng cho năm sau. Càng nhiều thức ăn dính lên trần nhà, thì gia chủ càng nhận được nhiều lộc.