Bọ que Extatosoma tiaratum là một trong những loài động vật đơn tính mới được phát hiện, chúng là những bà mẹ động vật không cần giao phối với con đực nhưng vẫn hoàn toàn có thể sinh con. Chỉ khi tìm được con đực mà nó cảm thấy "tâm đầu ý hợp", loài bọ que này mới chịu giao phối.Nguyên nhân loài bọ que này không thích giao phối được các nhà nghiên cứu cho rằng do giao phối hao tổn sức lực. Khi không muốn giao phối, nó tiết dịch có mùi chống kích thích tình dục ở con đực, nếu vẫn bị "cưỡng bức", nó sẽ dùng bạo lực với con đực. Tuy vậy, thường con đực mạnh hơn nên con cái vẫn bị khuất phục.Trong ảnh là con rắn đã sinh đẻ 6 đứa con mà không cần giao phối với con đực. Sinh sản đơn tính ở một số loài rắn nuôi nhốt đã được ghi nhận cách đây khá lâu, các nhà khoa học cho rằng trong môi trường không có con đực, con cái buộc phải lựa chọn phương pháp trinh sản. Tuy nhiên, nhận thức đã thay đổi vào năm 2012, khi Warren Booth, nhà nghiên cứu thuộc đại học Tulsa, Oklahoma, Mỹ phát hiện hai con rắn hổ mang hoang dã chào đời nhờ sinh sản đơn tính.Cùng năm này, một nhóm nghiên cứu khác cũng ghi nhận một trường hợp rắn lục hổ cái sinh sản đơn tính, tuy nhiên những con non đều chết yểu. Hai năm sau, con rắn cái này tiếp tục sinh sản đơn tính một lần nữa. Người ta không rõ lý do tại sao những con rắn con yểu mệnh nhưng đây chắc chắn không phải cách duy trì nòi giống ưu tú.Năm 2015, các nhà khoa học tiếp tục ghi nhận trường hợp sinh sản đơn tính đầu tiên ở động vật có xương sống trong thế giới hoang dã, đó là trường hợp của cá đao răng nhỏ. Trong tự nhiên, rất khó để có thể nắm bắt được khoảnh khắc sinh sản đơn tính, các nhà khoa học chỉ có thể biết điều đó khi xét nghiệm di truyền ADN.Thuật ngữ trinh sản, hay còn gọi là trinh sinh được giới khoa học đặt tên là hiện tượng Parthenogenesis, đây là hình thức sinh sản mà trứng không thụ tinh vẫn có thể phát triển thành cá thể mới. Điều đó cũng có nghĩa là con cái hoàn toàn không cần đến con đực vẫn có thể tự mình sinh sản, duy trì nòi giống bình thường.Thằn lằn từ lâu đã nổi tiếng là những bà mẹ trinh nữ bởi khả năng sinh sản đơn tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và cũng bởi có loài thằn lằn không tồn tại cá thể đực. Chúng buộc phải trinh sản để duy trì giống nòi. Tuy vậy, một nghiên cứu mới đây cho thấy, mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Trong một quần thể loài thằn lằn tưởng như không có cá thể đực lại xuất hiện những đấng mày râu thằn lằn chính hiệu.Tại 34 địa điểm khác nhau ở Nam Mỹ, các nhà khoa học tìm thấy 192 cá thể loài thằn lằn lớn Muller, trong đó có 8 cá thể thằn lằn đực. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra cá thể thằn lằn đực của loài này, điều này có nghĩa một số con thằn lằn cái sẽ sinh sản bằng cách giao phối với con đực. Tuy vậy, đó là những con thằn lằn cái bình thường, còn những con thằn lằn cái vô tính sẽ chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sinh sản không con đực phối ngẫu.
Bọ que Extatosoma tiaratum là một trong những loài động vật đơn tính mới được phát hiện, chúng là những bà mẹ động vật không cần giao phối với con đực nhưng vẫn hoàn toàn có thể sinh con. Chỉ khi tìm được con đực mà nó cảm thấy "tâm đầu ý hợp", loài bọ que này mới chịu giao phối.
Nguyên nhân loài bọ que này không thích giao phối được các nhà nghiên cứu cho rằng do giao phối hao tổn sức lực. Khi không muốn giao phối, nó tiết dịch có mùi chống kích thích tình dục ở con đực, nếu vẫn bị "cưỡng bức", nó sẽ dùng bạo lực với con đực. Tuy vậy, thường con đực mạnh hơn nên con cái vẫn bị khuất phục.
Trong ảnh là con rắn đã sinh đẻ 6 đứa con mà không cần giao phối với con đực. Sinh sản đơn tính ở một số loài rắn nuôi nhốt đã được ghi nhận cách đây khá lâu, các nhà khoa học cho rằng trong môi trường không có con đực, con cái buộc phải lựa chọn phương pháp trinh sản. Tuy nhiên, nhận thức đã thay đổi vào năm 2012, khi Warren Booth, nhà nghiên cứu thuộc đại học Tulsa, Oklahoma, Mỹ phát hiện hai con rắn hổ mang hoang dã chào đời nhờ sinh sản đơn tính.
Cùng năm này, một nhóm nghiên cứu khác cũng ghi nhận một trường hợp rắn lục hổ cái sinh sản đơn tính, tuy nhiên những con non đều chết yểu. Hai năm sau, con rắn cái này tiếp tục sinh sản đơn tính một lần nữa. Người ta không rõ lý do tại sao những con rắn con yểu mệnh nhưng đây chắc chắn không phải cách duy trì nòi giống ưu tú.
Năm 2015, các nhà khoa học tiếp tục ghi nhận trường hợp sinh sản đơn tính đầu tiên ở động vật có xương sống trong thế giới hoang dã, đó là trường hợp của cá đao răng nhỏ. Trong tự nhiên, rất khó để có thể nắm bắt được khoảnh khắc sinh sản đơn tính, các nhà khoa học chỉ có thể biết điều đó khi xét nghiệm di truyền ADN.
Thuật ngữ trinh sản, hay còn gọi là trinh sinh được giới khoa học đặt tên là hiện tượng Parthenogenesis, đây là hình thức sinh sản mà trứng không thụ tinh vẫn có thể phát triển thành cá thể mới. Điều đó cũng có nghĩa là con cái hoàn toàn không cần đến con đực vẫn có thể tự mình sinh sản, duy trì nòi giống bình thường.
Thằn lằn từ lâu đã nổi tiếng là những bà mẹ trinh nữ bởi khả năng sinh sản đơn tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và cũng bởi có loài thằn lằn không tồn tại cá thể đực. Chúng buộc phải trinh sản để duy trì giống nòi. Tuy vậy, một nghiên cứu mới đây cho thấy, mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Trong một quần thể loài thằn lằn tưởng như không có cá thể đực lại xuất hiện những đấng mày râu thằn lằn chính hiệu.
Tại 34 địa điểm khác nhau ở Nam Mỹ, các nhà khoa học tìm thấy 192 cá thể loài thằn lằn lớn Muller, trong đó có 8 cá thể thằn lằn đực. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra cá thể thằn lằn đực của loài này, điều này có nghĩa một số con thằn lằn cái sẽ sinh sản bằng cách giao phối với con đực. Tuy vậy, đó là những con thằn lằn cái bình thường, còn những con thằn lằn cái vô tính sẽ chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sinh sản không con đực phối ngẫu.