Nghệ sĩ đường phố, nhiếp ảnh gia JR. Nghệ sĩ đường phố bí ẩn JR xuất thân trong một gia đình Pháp – Tunisia trung lưu và bắt đầu theo sự nghiệp nhiếp ảnh từ năm 18 tuổi. Năm 25 tuổi, anh bắt đầu dán “trộm” các bức ảnh đen trắng cỡ lớn của mình khắp các đường phố ở Paris. Đi xa hơn nữa, JR bắt đầu dán các bức ảnh ở khắp mọi nơi từ những khu nhà ổ chuột, bức tường, đường phố, cây cầu ở Paris, Brazil, Trung Quốc, Trung Đông, châu Phi, Mỹ, Cu Ba, Đức.Nghệ sĩ đường phố này đã tạo nên một loại hình nghệ thuật độc đáo, mới mẻ là sự hòa trộn của nghệ thuật trình diễn và poster quảng cáo. Nhân vật trong các bức ảnh là những người mà anh gặp trên khắp hành trình của mình khi đi qua nhiều nước trên thế giới với đủ mọi cung bậc cảm xúc.Với những cố gắng hết mình vì nghệ thuật và cuộc sống, năm 2010, JR đã được vinh danh bằng giải thưởng TED. Giải thưởng TED hàng năm thường trao cho những người có công việc và có nhãn quan thay đổi thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Dù được nhiều người biết đến nhưng nghệ sĩ đường phố bí ẩn này chưa bao giờ tiết lộ tên thật của mình mà chỉ dùng nghệ danh JR.Là một phần trong chiến dịch Women Are Heroes, JR dán tác phẩm nghệ thuật của mình ở một khu ổ chuột ở Rio de Janeiro, Brazil nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng và tôn vinh người phụ nữ trong xã hội.Bức ảnh một người phụ nữ dán trên tường ở khu Saint-Louis, Paris, Pháp. JR cùng hơn 100 tình nguyện viên làm việc không mệt mỏi trong 15 ngày để dán bức ảnh lên bức tường cao 800m.Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo chụp những người phụ nữ địa phương được dán khắp các nóc nhà, sườn đồi, tàu hỏa ở Kibera, Kenya.Đây là một phần của dự án về những người nhập cư đến Mỹ được JR thực hiện ở New York. Bức ảnh chụp một anh chàng nhập cư đến từ Azerbaijan và sau đó, bức ảnh này được đăng trên tờ The New York Times.Bức ảnh dán trên một bức tường ở Berlin, Đức là hình ảnh một cụ già là nhân chứng của các giai đoạn lịch sử, sự thay đổi của văn hóa xã hội, tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.Bức ảnh nghệ thuật đường phố một người đàn ông đau khổ khi khu phố cũ nát ông đang sống bị phá bỏ để nhường chỗ cho những tòa nhà chọc trời ở Thượng Hải, Trung Quốc.Một đôi vợ chồng già hạnh phúc ở Cu Ba.Bức ảnh trưng bày ở New York về những người nhập cư khốn khổ tưởng chừng như đã đến được nước Mỹ phồn hoa nhưng thực chất là chết trong bệnh viện nhập cư trên đảo Ellis hoặc buộc phải trở lại quê hương của mình.
Nghệ sĩ đường phố, nhiếp ảnh gia JR. Nghệ sĩ đường phố bí ẩn JR xuất thân trong một gia đình Pháp – Tunisia trung lưu và bắt đầu theo sự nghiệp nhiếp ảnh từ năm 18 tuổi. Năm 25 tuổi, anh bắt đầu dán “trộm” các bức ảnh đen trắng cỡ lớn của mình khắp các đường phố ở Paris. Đi xa hơn nữa, JR bắt đầu dán các bức ảnh ở khắp mọi nơi từ những khu nhà ổ chuột, bức tường, đường phố, cây cầu ở Paris, Brazil, Trung Quốc, Trung Đông, châu Phi, Mỹ, Cu Ba, Đức.
Nghệ sĩ đường phố này đã tạo nên một loại hình nghệ thuật độc đáo, mới mẻ là sự hòa trộn của nghệ thuật trình diễn và poster quảng cáo. Nhân vật trong các bức ảnh là những người mà anh gặp trên khắp hành trình của mình khi đi qua nhiều nước trên thế giới với đủ mọi cung bậc cảm xúc.
Với những cố gắng hết mình vì nghệ thuật và cuộc sống, năm 2010, JR đã được vinh danh bằng giải thưởng TED. Giải thưởng TED hàng năm thường trao cho những người có công việc và có nhãn quan thay đổi thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Dù được nhiều người biết đến nhưng nghệ sĩ đường phố bí ẩn này chưa bao giờ tiết lộ tên thật của mình mà chỉ dùng nghệ danh JR.
Là một phần trong chiến dịch Women Are Heroes, JR dán tác phẩm nghệ thuật của mình ở một khu ổ chuột ở Rio de Janeiro, Brazil nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng và tôn vinh người phụ nữ trong xã hội.
Bức ảnh một người phụ nữ dán trên tường ở khu Saint-Louis, Paris, Pháp. JR cùng hơn 100 tình nguyện viên làm việc không mệt mỏi trong 15 ngày để dán bức ảnh lên bức tường cao 800m.
Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo chụp những người phụ nữ địa phương được dán khắp các nóc nhà, sườn đồi, tàu hỏa ở Kibera, Kenya.
Đây là một phần của dự án về những người nhập cư đến Mỹ được JR thực hiện ở New York. Bức ảnh chụp một anh chàng nhập cư đến từ Azerbaijan và sau đó, bức ảnh này được đăng trên tờ The New York Times.
Bức ảnh dán trên một bức tường ở Berlin, Đức là hình ảnh một cụ già là nhân chứng của các giai đoạn lịch sử, sự thay đổi của văn hóa xã hội, tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Bức ảnh nghệ thuật đường phố một người đàn ông đau khổ khi khu phố cũ nát ông đang sống bị phá bỏ để nhường chỗ cho những tòa nhà chọc trời ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Một đôi vợ chồng già hạnh phúc ở Cu Ba.
Bức ảnh trưng bày ở New York về những người nhập cư khốn khổ tưởng chừng như đã đến được nước Mỹ phồn hoa nhưng thực chất là chết trong bệnh viện nhập cư trên đảo Ellis hoặc buộc phải trở lại quê hương của mình.