Bên cạnh loài tê giác một sừng vừa tuyệt chủng năm 2010, ở Việt Nam từng tồn tại một loài tê giác khác, đó là tê giác Sumatra, còn gọi là tê giác hai sừng.
Đã từng có thời loài tê giác này phổ biến rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay chỉ còn khoảng 300 cá thể.
Chúng từng được ghi nhận tại các khu rừng ở tỉnh Khánh Hòa cho đến tận thập niên 1970 - 1980, rồi sau đó biến
mất khỏi tầm nhìn của con người và chính thức được xác định là
đã tuyệt chủng trong sách đỏ 1992.
Tê giác Sumatra là loài tê giác có nhiều đặc điểm khác thường, nếu so với các loài tê giác khác.
Chúng là loài nhỏ nhất trong họ tê giác, có trọng lượng trung bình vào khoảng 700-800kg, chỉ tương đương một con trâu mộng. Khi còn nhỏ, tê giác Sumatra có lông rất rậm, khiến chúng trông giống như tổ tiên của mình thời tiền sử. Càng lớn, lông của chúng càng thưa dần.
Dù "nhỏ thó" nhưng tê giác Sumatra là loài vật không có địch thủ trong rừng.
Không chỉ khỏe một chiếc máy ủi, chúng còn có bộ "áo giáp" dày đến 1,5cm và cặp sừng đầy uy lực. Cũng như người anh em một sừng, tê giác Sumatra rất thích tắm bùn để loại bỏ các loài côn trùng ký sinh.
Chúng cũng là những tay bơi lội cừ khôi.
Tê giác Sumatra là loài đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp do săn bắn trộm để lấy sừng.
Do khả năng sinh sản kém, các cố gắng nhằm phục hồi số lượng của chúng bằng cách nhân giống trong tình trạng nuôi nhốt gặp rất nhiều khó khăn.Thậm chí, chương trình nhân nuôi tê giác Sumatra được coi là một thảm họa tồi tệ, vì trong 40 con tê giác được bắt giữ tới nay, phần lớn đã chết mà không sinh sản sau 20 năm ròng.
Một trong số rất ít cố gắng đã đem lại thành công gần đây là một con tê giác cái đã được sinh ra vào ngày 30/7/2004 tại vườn thú Cincinnati, Mỹ. Ảnh: Arkive.org.
Bên cạnh loài tê giác một sừng vừa tuyệt chủng năm 2010, ở Việt Nam từng tồn tại một loài tê giác khác, đó là tê giác Sumatra, còn gọi là tê giác hai sừng.
Đã từng có thời loài tê giác này phổ biến rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay chỉ còn khoảng 300 cá thể.
Chúng từng được ghi nhận tại các khu rừng ở tỉnh Khánh Hòa cho đến tận thập niên 1970 - 1980, rồi sau đó biến
mất khỏi tầm nhìn của con người và chính thức được xác định là
đã tuyệt chủng trong sách đỏ 1992.
Tê giác Sumatra là loài tê giác có nhiều đặc điểm khác thường, nếu so với các loài tê giác khác.
Chúng là loài nhỏ nhất trong họ tê giác, có trọng lượng trung bình vào khoảng 700-800kg, chỉ tương đương một con trâu mộng.
Khi còn nhỏ, tê giác Sumatra có lông rất rậm, khiến chúng trông giống như tổ tiên của mình thời tiền sử. Càng lớn, lông của chúng càng thưa dần.
Dù "nhỏ thó" nhưng tê giác Sumatra là loài vật không có địch thủ trong rừng.
Không chỉ khỏe một chiếc máy ủi, chúng còn có bộ "áo giáp" dày đến 1,5cm và cặp sừng đầy uy lực.
Cũng như người anh em một sừng, tê giác Sumatra rất thích tắm bùn để loại bỏ các loài côn trùng ký sinh.
Chúng cũng là những tay bơi lội cừ khôi.
Tê giác Sumatra là loài đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp do săn bắn trộm để lấy sừng.
Do khả năng sinh sản kém, các cố gắng nhằm phục hồi số lượng của chúng bằng cách nhân giống trong tình trạng nuôi nhốt gặp rất nhiều khó khăn.
Thậm chí, chương trình nhân nuôi tê giác Sumatra được coi là một thảm họa tồi tệ, vì trong 40 con tê giác được bắt giữ tới nay, phần lớn đã chết mà không sinh sản sau 20 năm ròng.
Một trong số rất ít cố gắng đã đem lại thành công gần đây là một con tê giác cái đã được sinh ra vào ngày 30/7/2004 tại vườn thú Cincinnati, Mỹ. Ảnh: Arkive.org.