Trong giới nhiếp ảnh, Tăng A Pẩu được biết tới như là một con người của
rừng. Một tuần Tăng A Pẩu có hết 2-3 ngày ở rừng. Từ rừng Nam Cát Tiên
(Ðồng Nai) đến Tràm Chim (Ðồng Tháp), Bidoup (Lâm Ðồng), Hòn Bà (Nha
Trang), Kon Ka Kinh (Kon Tum), Lò Gò (Tây Ninh), Bạch Mã (Huế), Cúc
Phương (Ninh Bình)... Ảnh: Gọi bầy (sếu đầu đỏ) - tăng A Pẩu.Thú vui trong rừng của Tăng A Pẩu vừa là
được gần gũi, hít thở không khí thiên nhiên, vừa là để thỏa mãn đam mê
chụp ảnh chim. Ảnh: Tranh hùng (sếu đầu đỏ) - tăng A Pẩu.Nhiếp ảnh gia Hoàng Thế Nhiệm - người
chuyên chụp phong cảnh thiên nhiên Việt Nam - đã dành cho Tăng A Pẩu
những nhận xét thán phục: “Có nhiều người yêu thiên nhiên, yêu chim,
chụp ảnh chim... nhưng anh Pẩu là trường hợp đặc biệt hơn tất cả. Anh
được coi như là người của rừng. Bình thường anh là một doanh nhân, nhưng
công sức, tiền của kiếm được anh đã đổ rất nhiều để đi chụp ảnh trong
rừng. Nhìn bộ ảnh chim của anh đủ hiểu anh đã tốn công thế nào để chụp
được nhiều loại chim như vậy!”. Ảnh: Tứ quý sếu - tăng A Pẩu.Quả thật, chụp ảnh chim không đơn thuần
là chụp nghệ thuật vài ba loại chim quanh nhà. Nó đòi hỏi công sức rất
nhiều để lội rừng tìm chim, sau đó phải trang bị những thiết bị đặc dụng
như xe đi rừng, máy tạo tiếng chim để dụ chim ra, ống kính khủng để
chụp được những bức ảnh đẹp và rõ nét. Ảnh: Vũ khúc tình yêu - Tăng A
Pẩu.Một ví dụ rõ ràng là hơn bảy năm chụp
chim rừng, Tăng A Pẩu vẫn “cay đắng” với loài khướu đặc hữu rừng Kon Ka
Kinh. Anh bỏ công bốn bận từ TP.HCM đi Kon Tum, vô rừng Kon Ka Kinh để
chụp loài chim này. Nhưng cả bốn bận loài chim này hoặc không xuất hiện,
hoặc thoắt ẩn thoắt lủi vô bụi khiến Tăng A Pẩu không kịp bấm máy. Mà
Tăng A Pẩu cho biết mỗi chuyến đi như vậy tốn cả chục triệu đồng chứ đâu
ít! Ảnh: Khướu đầu đen má xám, giống chim đặc hữu rừng Lâm Đồng - tăng A
Pẩu.“Có loài khướu chỉ sống trên đỉnh Ngọc
Linh (Nam Trường Sơn). Muốn lên đó tôi phải thuê người thồ đồ, phải leo
núi ở độ cao 2.500m. Tôi muốn có ảnh loài chim đó cho triển lãm này
nhưng vẫn chưa thực hiện được. Nó sẽ là kế hoạch năm nay của tôi” - Tăng
A Pẩu tiếp tục tiếc rẻ cho một kế hoạch “nung nấu” khác. Ảnh: Gà lôi
hông tía, giống chim đặc hữu vùng Đông Dương - Tăng A PẩuChụp chim rừng dễ mà cũng khó. Có khi
chim quý hiện ngay ra trước mắt, người chụp ảnh bấm máy lia lịa. Nhưng
cũng có con trốn biệt, hoặc thoắt hiện thoắt lủi vô bụi, nhiếp ảnh gia
trở tay không kịp. Hơn nữa, nhiều giống chim đặc hữu chỉ sống ở một khu
vực núi non nào đó, đòi hỏi người muốn chụp được phải lặn lội vào rừng
sâu, chịu muỗi mòng, vắt... Ảnh: Đuôi cụt bụng vằn, loài chim đặc hữu
vùng Đông Dương - Tăng A Pẩu.
Nói về công việc của mình, Tăng A Pẩu
khiêm tốn: “Tôi xem việc chụp ảnh chim rừng là thú vui, chứ cũng không
thi vị hóa gì công việc của mình. Ở Việt Nam, người chụp ảnh chim chỉ
đếm trên đầu ngón tay, cũng chỉ chụp quanh quanh thành thị. Nhưng thú
chụp ảnh chim trên thế giới đã phát triển rất mạnh. Ở Thái Lan có hơn
20.000 người của hội chụp ảnh chim, ở Singapore cỡ 10.000 người... Họ đi
khắp thế giới để chụp ảnh chim. Những lần qua Việt Nam, họ cũng nhờ tôi
dẫn vô rừng để chụp ảnh chim”. Ảnh: Khướu rêu - Tăng A Pẩu.
Trong giới nhiếp ảnh, Tăng A Pẩu được biết tới như là một con người của
rừng. Một tuần Tăng A Pẩu có hết 2-3 ngày ở rừng. Từ rừng Nam Cát Tiên
(Ðồng Nai) đến Tràm Chim (Ðồng Tháp), Bidoup (Lâm Ðồng), Hòn Bà (Nha
Trang), Kon Ka Kinh (Kon Tum), Lò Gò (Tây Ninh), Bạch Mã (Huế), Cúc
Phương (Ninh Bình)... Ảnh: Gọi bầy (sếu đầu đỏ) - tăng A Pẩu.
Thú vui trong rừng của Tăng A Pẩu vừa là
được gần gũi, hít thở không khí thiên nhiên, vừa là để thỏa mãn đam mê
chụp ảnh chim. Ảnh: Tranh hùng (sếu đầu đỏ) - tăng A Pẩu.
Nhiếp ảnh gia Hoàng Thế Nhiệm - người
chuyên chụp phong cảnh thiên nhiên Việt Nam - đã dành cho Tăng A Pẩu
những nhận xét thán phục: “Có nhiều người yêu thiên nhiên, yêu chim,
chụp ảnh chim... nhưng anh Pẩu là trường hợp đặc biệt hơn tất cả. Anh
được coi như là người của rừng. Bình thường anh là một doanh nhân, nhưng
công sức, tiền của kiếm được anh đã đổ rất nhiều để đi chụp ảnh trong
rừng. Nhìn bộ ảnh chim của anh đủ hiểu anh đã tốn công thế nào để chụp
được nhiều loại chim như vậy!”. Ảnh: Tứ quý sếu - tăng A Pẩu.
Quả thật, chụp ảnh chim không đơn thuần
là chụp nghệ thuật vài ba loại chim quanh nhà. Nó đòi hỏi công sức rất
nhiều để lội rừng tìm chim, sau đó phải trang bị những thiết bị đặc dụng
như xe đi rừng, máy tạo tiếng chim để dụ chim ra, ống kính khủng để
chụp được những bức ảnh đẹp và rõ nét. Ảnh: Vũ khúc tình yêu - Tăng A
Pẩu.
Một ví dụ rõ ràng là hơn bảy năm chụp
chim rừng, Tăng A Pẩu vẫn “cay đắng” với loài khướu đặc hữu rừng Kon Ka
Kinh. Anh bỏ công bốn bận từ TP.HCM đi Kon Tum, vô rừng Kon Ka Kinh để
chụp loài chim này. Nhưng cả bốn bận loài chim này hoặc không xuất hiện,
hoặc thoắt ẩn thoắt lủi vô bụi khiến Tăng A Pẩu không kịp bấm máy. Mà
Tăng A Pẩu cho biết mỗi chuyến đi như vậy tốn cả chục triệu đồng chứ đâu
ít! Ảnh: Khướu đầu đen má xám, giống chim đặc hữu rừng Lâm Đồng - tăng A
Pẩu.
“Có loài khướu chỉ sống trên đỉnh Ngọc
Linh (Nam Trường Sơn). Muốn lên đó tôi phải thuê người thồ đồ, phải leo
núi ở độ cao 2.500m. Tôi muốn có ảnh loài chim đó cho triển lãm này
nhưng vẫn chưa thực hiện được. Nó sẽ là kế hoạch năm nay của tôi” - Tăng
A Pẩu tiếp tục tiếc rẻ cho một kế hoạch “nung nấu” khác. Ảnh: Gà lôi
hông tía, giống chim đặc hữu vùng Đông Dương - Tăng A Pẩu
Chụp chim rừng dễ mà cũng khó. Có khi
chim quý hiện ngay ra trước mắt, người chụp ảnh bấm máy lia lịa. Nhưng
cũng có con trốn biệt, hoặc thoắt hiện thoắt lủi vô bụi, nhiếp ảnh gia
trở tay không kịp. Hơn nữa, nhiều giống chim đặc hữu chỉ sống ở một khu
vực núi non nào đó, đòi hỏi người muốn chụp được phải lặn lội vào rừng
sâu, chịu muỗi mòng, vắt... Ảnh: Đuôi cụt bụng vằn, loài chim đặc hữu
vùng Đông Dương - Tăng A Pẩu.
Nói về công việc của mình, Tăng A Pẩu
khiêm tốn: “Tôi xem việc chụp ảnh chim rừng là thú vui, chứ cũng không
thi vị hóa gì công việc của mình. Ở Việt Nam, người chụp ảnh chim chỉ
đếm trên đầu ngón tay, cũng chỉ chụp quanh quanh thành thị. Nhưng thú
chụp ảnh chim trên thế giới đã phát triển rất mạnh. Ở Thái Lan có hơn
20.000 người của hội chụp ảnh chim, ở Singapore cỡ 10.000 người... Họ đi
khắp thế giới để chụp ảnh chim. Những lần qua Việt Nam, họ cũng nhờ tôi
dẫn vô rừng để chụp ảnh chim”. Ảnh: Khướu rêu - Tăng A Pẩu.