Sau 15 năm tìm kiếm, sao la đã tái xuất ở trong một thung lũng tại dãy núi Trường Sơn, tỉnh Quảng Nam. Theo Quỹ Quốc tế bảo tồn nhiên nhiên (WWF), đây
là một “khám phá nghẹt thở”, khơi lại hy vọng tìm lại được loài động vật tưởng đã tuyệt chủng.
Trong ảnh: Hình chụp con sao la vừa được Quỹ Quốc tế bảo tồn nhiên nhiên (WWF) và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam công bố hôm qua (13/11).
Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF Việt Nam, cho biết:“Một số người tin rằng sao la đã biến mất vĩnh viễn khỏi Việt Nam và ghi nhận này làm sống lại hy vọng về sự bảo tồn loài sao la".
Được phát hiện ở vùng núi rừng Trường Sơn giáp ranh giữa VN và Lào năm 1992, sao la (Pseudoryx nghetinhensis) được coi là một trong những loài thú mà con người ít có dữ liệu nhất thế giới. Bức ảnh ở đây là 1 trong 3 bức ảnh hiếm có chụp loài vật cực kỳ quý hiếm này trong môi trường tự nhiên suốt 2 thập kỷ qua. Bức ảnh do nhà nghiên cứu W. Robichaud chụp bằng bẫy ảnh tại Vườn quốc gia Pù Mát.
Việc khám phá ra loài sao la đã gây chấn động trên thế giới, vì giới khoa học cho rằng việc tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ 20 là chuyện khó có thể xảy ra. Ảnh trên là một bức khác trong số 3 bức ảnh chụp sao la trong tự nhiên, cũng do W. Robichaud thực hiện. Dù có bề ngoài giống với linh dương, điều kỳ lạ là kết quả nghiên cứu ADN năm 1999 cho thấy sao la thật sự thuộc về phân họ trâu bò (Bovinae) . Những con vật này dài khoảng 1,3 đến 1,5 m, cao 90 cm và có trọng lượng khoảng 100 kg. Da màu nâu sẫm, trên mỗi móng có một đốm trắng. Sừng sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm. Tháng 4/ 2011, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sao la rộng 160 km² được thành lập ở Quảng Nam, mở rộng hành lang sinh thái nối liền Việt Nam và Vườn Quốc gia Xe Sap của Lào. Ước tính có khoảng 50-60 con sao la trong khu bảo tồn. Do số lượng rất ít, phạm vi phân bố hẹp và thường xuyên bị đe dọa bởi các hoạt động săn bắn của con người, sao la được xếp hạng ở mức nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.WWF cảnh báo rằng nạn săn trộm tại Việt Nam và Lào có thể khiến sao la, loài vật được mệnh danh là “kỳ lân châu Á”, bị tuyệt chủng.
Sau 15 năm tìm kiếm, sao la đã tái xuất ở trong một thung lũng tại dãy núi Trường Sơn, tỉnh Quảng Nam. Theo Quỹ Quốc tế bảo tồn nhiên nhiên (WWF), đây
là một “khám phá nghẹt thở”, khơi lại hy vọng tìm lại được loài động vật tưởng đã tuyệt chủng.
Trong ảnh: Hình chụp con sao la vừa được Quỹ Quốc tế bảo tồn nhiên nhiên (WWF) và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam công bố hôm qua (13/11).
Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF Việt Nam, cho biết:“Một số người tin rằng sao la đã biến mất vĩnh viễn khỏi Việt Nam và ghi nhận này làm sống lại hy vọng về sự bảo tồn loài sao la".
Được phát hiện ở vùng núi rừng Trường Sơn giáp ranh giữa VN và Lào năm 1992, sao la (Pseudoryx nghetinhensis) được coi là một trong những loài thú mà con người ít có dữ liệu nhất thế giới. Bức ảnh ở đây là 1 trong 3 bức ảnh hiếm có chụp loài vật cực kỳ quý hiếm này trong môi trường tự nhiên suốt 2 thập kỷ qua. Bức ảnh do nhà nghiên cứu W. Robichaud chụp bằng bẫy ảnh tại Vườn quốc gia Pù Mát.
Việc khám phá ra loài sao la đã gây chấn động trên thế giới, vì giới khoa học cho rằng việc tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ 20 là chuyện khó có thể xảy ra. Ảnh trên là một bức khác trong số 3 bức ảnh chụp sao la trong tự nhiên, cũng do W. Robichaud thực hiện.
Dù có bề ngoài giống với linh dương, điều kỳ lạ là kết quả nghiên cứu ADN năm 1999 cho thấy sao la thật sự thuộc về phân họ trâu bò (Bovinae) . Những con vật này dài khoảng 1,3 đến 1,5 m, cao 90 cm và có trọng lượng khoảng 100 kg. Da màu nâu sẫm, trên mỗi móng có một đốm trắng. Sừng sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm.
Tháng 4/ 2011, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sao la rộng 160 km² được thành lập ở Quảng Nam, mở rộng hành lang sinh thái nối liền Việt Nam và Vườn Quốc gia Xe Sap của Lào. Ước tính có khoảng 50-60 con sao la trong khu bảo tồn.
Do số lượng rất ít, phạm vi phân bố hẹp và thường xuyên bị đe dọa bởi các hoạt động săn bắn của con người, sao la được xếp hạng ở mức nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.
WWF cảnh báo rằng nạn săn trộm tại Việt Nam và Lào có thể khiến sao la, loài vật được mệnh danh là “kỳ lân châu Á”, bị tuyệt chủng.