“Chiến dịch thả dù chuột chết” (Operation Dead-Mouse Drop) là kế hoạch do bộ Nông nghiệp Mỹ thực thi nhằm mục đích tiêu diệt lũ rắn cây nâu hoang dã từ nhiều năm nay là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho các cư dân đảo Guam. Các con chuột chết được trang bị một chiếc dù tí hon làm bằng giấy bìa cứng và giấy lụa, thả từ những chiếc trực thăng bay thấp xuống. Tấm bìa cứng sẽ làm chậm quá trình rơi của xác chuột, khiến chúng bồng bềnh rơi xuống và vướng vào cành cây, nơi loài rắn này sống và săn mồi, hạn chế rơi xuống đất làm mồi cho các loài khác. Rắn cây nâu là loài ăn thịt nguy hiểm, nhưng lại có nhược điểm là thuốc giảm đau của con người, thế nên người ta đã lấy xác chuột đông lạnh tẩm tẩm 80mg thuốc giảm đau paracetamol (acetaminophen), lượng vừa đủ giết một con rắn nâu mà không làm chết những loài vật khác lỡ ăn phải những con chuột này. Paracetamol thành phần giảm đau chính trong các loại thuốc như Tylenol và Panadol, nhưng là loại thuốc độc với rắn.Chuột là món ăn khoái khẩu của rắn cây nâu nên các nhà chức trách Mỹ mới nghĩ ra kế thả dù chuột chết để diệt rắn cây nâu sau rất nhiều nỗ lực dùng chó và lưới bẫy không có kết quả trước đây. Theo thống kê, từ đầu năm 2013 tới nay, các chương trình xóa sổ rắn cây nâu tốn kém tới 8 triệu USD. Rắn cây nâu đảo Guam là loài rắn có răng nanh sống trên cây. Chúng thường dài 1m, có khi dài tới 3m. Loài này cũng cắn người nhưng nọc độc không đủ gây chết người. Rắn cây nâu sinh sôi nảy nở nhanh và hiện có khoảng 2 triệu con trên đảo Guam.Rắn nâu phá hoại những công trình hạ tầng như đường cáp điện thoại, cáp điện... gây ra những vụ mất điện do cáp bị cắn phá, làm thiệt hại kinh tế lớn cho chi phí sửa chữa và tổn thất trong sản xuất.
“Chiến dịch thả dù chuột chết” (Operation Dead-Mouse Drop) là kế hoạch do bộ Nông nghiệp Mỹ thực thi nhằm mục đích tiêu diệt lũ rắn cây nâu hoang dã từ nhiều năm nay là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho các cư dân đảo Guam.
Các con chuột chết được trang bị một chiếc dù tí hon làm bằng giấy bìa cứng và giấy lụa, thả từ những chiếc trực thăng bay thấp xuống.
Tấm bìa cứng sẽ làm chậm quá trình rơi của xác chuột, khiến chúng bồng bềnh rơi xuống và vướng vào cành cây, nơi loài rắn này sống và săn mồi, hạn chế rơi xuống đất làm mồi cho các loài khác.
Rắn cây nâu là loài ăn thịt nguy hiểm, nhưng lại có nhược điểm là thuốc giảm đau của con người, thế nên người ta đã lấy xác chuột đông lạnh tẩm tẩm 80mg thuốc giảm đau paracetamol (acetaminophen), lượng vừa đủ giết một con rắn nâu mà không làm chết những loài vật khác lỡ ăn phải những con chuột này.
Paracetamol thành phần giảm đau chính trong các loại thuốc như Tylenol và Panadol, nhưng là loại thuốc độc với rắn.
Chuột là món ăn khoái khẩu của rắn cây nâu nên các nhà chức trách Mỹ mới nghĩ ra kế thả dù chuột chết để diệt rắn cây nâu sau rất nhiều nỗ lực dùng chó và lưới bẫy không có kết quả trước đây. Theo thống kê, từ đầu năm 2013 tới nay, các chương trình xóa sổ rắn cây nâu tốn kém tới 8 triệu USD.
Rắn cây nâu đảo Guam là loài rắn có răng nanh sống trên cây. Chúng thường dài 1m, có khi dài tới 3m. Loài này cũng cắn người nhưng nọc độc không đủ gây chết người.
Rắn cây nâu sinh sôi nảy nở nhanh và hiện có khoảng 2 triệu con trên đảo Guam.
Rắn nâu phá hoại những công trình hạ tầng như đường cáp điện thoại, cáp điện... gây ra những vụ mất điện do cáp bị cắn phá, làm thiệt hại kinh tế lớn cho chi phí sửa chữa và tổn thất trong sản xuất.