Theo các nhà khoa học và sử liệu, Cleopatra, vị nữ hoàng quyền lực nhất Ai Cập, đã tự sát sau khi người tình là danh tướng Antonius qua đời.Nhiều nguồn tài liệu sử học cổ đại nói rằng nữ hoàng Cleopatra tự sát bằng loài rắn hổ mang Ai Cập có tên là Aspis. Theo nhiều dữ liệu, loài bò sát này đã được lén lút đưa vào phòng của nữ hoàng trong một cái giỏ đựng quả sung.Loài rắn Aspis là động vật ưa nhiệt, thích gần nước, hoạt động chủ yếu vào lúc hoàng hôn hoặc ban đêm. Nó có thể bơi và leo lên cây. Đây cũng là loài rắn di chuyển rất nhanh và thông minh.Rắn hổ mang Ai Cập là biểu tượng sức mạnh của các pharaoh ở Ai Cập cổ đại, do đó nó được khắc trên mặt nạ vàng của Tutankhamen.Loài rắn hổ mang này sống ở châu Phi, chủ yếu ở phía bắc của lục địa và các khu vực ở Tây Phi. Nó được coi là một trong những loài rắn hổ mang lớn nhất châu Phi.Trong một vết cắn, rắn Aspis có thể tiết ra 175-300 mg nọc độc. Một vết cắn của nó có thể giết chết một con voi trong 3 giờ và một người đàn ông khỏe mạnh trong vòng 15 phút.Các vết cắn do rắn Aspis thường gây đau đớn, sau đó sưng, bầm tím, mọc mụn nước và hoại tử. Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, cuối cùng là co giật. Trong trường hợp nặng nhất, nọc độc của rắn Aspis có thể gây giãn cơ nghiêm trọng.Rắn hổ mang Ai Cập thường săn cóc, nhưng cũng ăn động vật có vú nhỏ (động vật gặm nhấm), chim, thằn lằn, trứng và thậm chí cả cá.
Theo các nhà khoa học và sử liệu, Cleopatra, vị nữ hoàng quyền lực nhất Ai Cập, đã tự sát sau khi người tình là danh tướng Antonius qua đời.
Nhiều nguồn tài liệu sử học cổ đại nói rằng nữ hoàng Cleopatra tự sát bằng loài rắn hổ mang Ai Cập có tên là Aspis. Theo nhiều dữ liệu, loài bò sát này đã được lén lút đưa vào phòng của nữ hoàng trong một cái giỏ đựng quả sung.
Loài rắn Aspis là động vật ưa nhiệt, thích gần nước, hoạt động chủ yếu vào lúc hoàng hôn hoặc ban đêm. Nó có thể bơi và leo lên cây. Đây cũng là loài rắn di chuyển rất nhanh và thông minh.
Rắn hổ mang Ai Cập là biểu tượng sức mạnh của các pharaoh ở Ai Cập cổ đại, do đó nó được khắc trên mặt nạ vàng của Tutankhamen.
Loài rắn hổ mang này sống ở châu Phi, chủ yếu ở phía bắc của lục địa và các khu vực ở Tây Phi. Nó được coi là một trong những loài rắn hổ mang lớn nhất châu Phi.
Trong một vết cắn, rắn Aspis có thể tiết ra 175-300 mg nọc độc. Một vết cắn của nó có thể giết chết một con voi trong 3 giờ và một người đàn ông khỏe mạnh trong vòng 15 phút.
Các vết cắn do rắn Aspis thường gây đau đớn, sau đó sưng, bầm tím, mọc mụn nước và hoại tử. Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, cuối cùng là co giật. Trong trường hợp nặng nhất, nọc độc của rắn Aspis có thể gây giãn cơ nghiêm trọng.
Rắn hổ mang Ai Cập thường săn cóc, nhưng cũng ăn động vật có vú nhỏ (động vật gặm nhấm), chim, thằn lằn, trứng và thậm chí cả cá.