Đây là lần đầu tiên cò nhạn quý hiếm được ghi nhận xuất hiện ở xã Triệu Sơn, tỉnh Quảng Trị. Ước tính đàn cò nhạn này có số lượng khoảng 300-400 cá thể.Cò nhạn thường sống ở những nước Nam Á và Đông Nam Á. Đây là loài chim nằm trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc bậc hiếm (R).Loài cò nhạn có tên khoa học là Anastomus oscitans, là một loài chim thuộc họ Hạc. Nó còn có tên gọi khác là cò ốc.Chúng hiện có mặt ở các nước trên khu vực Nam Á (Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan, Nepal…) và Đông Nam Á (Thái Lan và các nước miền nam Đông Dương).Riêng ở Việt Nam, loài cò nhạn quý hiếm này chỉ xuất hiện một vài nơi ở Tây Nam bộ và Tây Ninh, số lượng không nhiều, với trọng lượng khoảng 1 - 1,2kg/cá thể.Cò nhạn thường sinh sống ở những vùng rừng ngập mặn. Đây là loài động vật sống định cư.Cò nhạn chủ yếu có màu trắng, đôi cánh màu đen bóng, đuôi có ánh lục hay tía, mỏ xám sừng hơi lục, chân hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt.Thức ăn chủ yếu của cò nhạn là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn.Cò nhạn sinh sản thành bầy nhưng chúng cũng có thể bỏ qua việc sinh sản trong những năm hạn hán.Các cơ quan chức năng đã chỉ đạo các lực lượng, đơn vị thông báo, tuyên truyền cho người dân không được săn bắt, bẫy bắn đối với đàn cò nhạn quý hiếm này.Nếu không bị con người đe dọa, có được điều kiện sống thích ứng và nguồn thức ăn dồi dào thì rất có thể cò nhạn sẽ ở lại và phát triển thêm về số lượng.Nhờ công tác tuyên truyền, bảo vệ tốt nên đàn cò nhạn liên tục xuất hiện kiếm ăn ở nhiều địa phương. Có thời điểm chúng xuất hiện với trên 2.000 cá thể.Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News
Đây là lần đầu tiên cò nhạn quý hiếm được ghi nhận xuất hiện ở xã Triệu Sơn, tỉnh Quảng Trị. Ước tính đàn cò nhạn này có số lượng khoảng 300-400 cá thể.
Cò nhạn thường sống ở những nước Nam Á và Đông Nam Á. Đây là loài chim nằm trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc bậc hiếm (R).
Loài cò nhạn có tên khoa học là Anastomus oscitans, là một loài chim thuộc họ Hạc. Nó còn có tên gọi khác là cò ốc.
Chúng hiện có mặt ở các nước trên khu vực Nam Á (Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan, Nepal…) và Đông Nam Á (Thái Lan và các nước miền nam Đông Dương).
Riêng ở Việt Nam, loài cò nhạn quý hiếm này chỉ xuất hiện một vài nơi ở Tây Nam bộ và Tây Ninh, số lượng không nhiều, với trọng lượng khoảng 1 - 1,2kg/cá thể.
Cò nhạn thường sinh sống ở những vùng rừng ngập mặn. Đây là loài động vật sống định cư.
Cò nhạn chủ yếu có màu trắng, đôi cánh màu đen bóng, đuôi có ánh lục hay tía, mỏ xám sừng hơi lục, chân hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt.
Thức ăn chủ yếu của cò nhạn là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn.
Cò nhạn sinh sản thành bầy nhưng chúng cũng có thể bỏ qua việc sinh sản trong những năm hạn hán.
Các cơ quan chức năng đã chỉ đạo các lực lượng, đơn vị thông báo, tuyên truyền cho người dân không được săn bắt, bẫy bắn đối với đàn cò nhạn quý hiếm này.
Nếu không bị con người đe dọa, có được điều kiện sống thích ứng và nguồn thức ăn dồi dào thì rất có thể cò nhạn sẽ ở lại và phát triển thêm về số lượng.
Nhờ công tác tuyên truyền, bảo vệ tốt nên đàn cò nhạn liên tục xuất hiện kiếm ăn ở nhiều địa phương. Có thời điểm chúng xuất hiện với trên 2.000 cá thể.