Bọ cánh kiến đỏ (tên khoa học: Kerria lacca) hay còn gọi là rệp son cánh kiến là một trong số ít loài bọ mang lại giá trị và lợi ích kinh tế cao nhờ vào chất thải của chúng.Đây là một loài rệp sáp thuộc họ Kerriidae, sống ký sinh trên một số loài cây gỗ trong rừng rậm ở Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.Chất thải của loài bọ này là nguồn gốc của cánh kiến đỏ - tạp chất có dạng nhựa màu đỏ, được bọ cánh kiến tiết ra trên thân cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển.Sản vật này có thể được thu hoạch để điều chế sơn cánh kiến - vốn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và được người xưa quý "như vàng".Thu hoạch cánh kiến đỏ thường rơi vào 2 vụ, từ tháng 8 – 10 và từ tháng 9 – 10 hằng năm. Muốn thu hoạch cánh kiến đỏ số lượng lớn cần chọn cây chủ (cây cung cấp thức ăn cho rệp son cánh kiến) sau đó thả rệp son cánh kiến vào tháng 4 – 5 hằng năm.Khi đến thời điểm thu hoạch, gỡ bỏ tổ rồi bỏ cành cây và cho tổ vào ngâm trong nước 2 ngày đêm. Lúc này rệp chết hết thì đem trải phơi nơi thoáng gió và có bóng râm. Tránh phơi và sấy ở nhiệt độ cao vì có thể khiến tổ kiến chảy ra và đóng thành cục.Sơn cánh kiến sau khi điều chế từ cánh kiến đỏ quét lên bề mặt đồ gỗ sẽ tạo bề mặt bóng bẩy, màu sắc tươi tắn, hấp dẫn. Đây cũng là công dụng phổ biến nhất của loại sản vật này.Hữu dụng là vậy, nhưng do sản lượng khai thác cực kỳ thấp, đã khiến sơn cánh kiến có giá trị cao. Thời phong kiến, nó được sử dụng như cống phẩm thượng hạng giữa quốc gia trong khu vực và được các nhà buôn phương Tây săn lùng.Bên cạnh đó, cánh kiến đỏ là một vị thuốc tương đối ít dùng trong nhân dân. Theo Y học cổ truyền, dược liệu này có vị đắng, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, cầm máu. Ngày dùng 4 – 6g.Trong y học hiện đại, cánh kiến đỏ được sử dụng để làm lớp tráng bên trong các dụng cụ trữ nước tiểu và chế tạo khuôn răng giả. Một số nơi còn bắt đầu sử dụng dược liệu để làm vật dụng cách điện, làm nón nỉ, keo xịt tóc, pha chế các chất sáp/ chất hóa học để làm bóng sàn nhà.Theo Đông y, vị thuốc này được sử dụng để chữa các chứng bệnh như: hắc lào, mụn nhọt ngoài da, bế kinh, u xơ tử cung,…Dần theo thời gian, do sự suy thoái của môi trường, bọ cánh kiến đỏ giảm mạnh cả về diện tích phân bố lẫn số lượng các cá thể. Loài côn trùng này giờ đây được xếp vào nhóm động vật "Sẽ nguy cấp" (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2020.Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất hành tinh. Nguồn: Yan News
Bọ cánh kiến đỏ (tên khoa học: Kerria lacca) hay còn gọi là rệp son cánh kiến là một trong số ít loài bọ mang lại giá trị và lợi ích kinh tế cao nhờ vào chất thải của chúng.
Đây là một loài rệp sáp thuộc họ Kerriidae, sống ký sinh trên một số loài cây gỗ trong rừng rậm ở Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Chất thải của loài bọ này là nguồn gốc của cánh kiến đỏ - tạp chất có dạng nhựa màu đỏ, được bọ cánh kiến tiết ra trên thân cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Sản vật này có thể được thu hoạch để điều chế sơn cánh kiến - vốn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và được người xưa quý "như vàng".
Thu hoạch cánh kiến đỏ thường rơi vào 2 vụ, từ tháng 8 – 10 và từ tháng 9 – 10 hằng năm. Muốn thu hoạch cánh kiến đỏ số lượng lớn cần chọn cây chủ (cây cung cấp thức ăn cho rệp son cánh kiến) sau đó thả rệp son cánh kiến vào tháng 4 – 5 hằng năm.
Khi đến thời điểm thu hoạch, gỡ bỏ tổ rồi bỏ cành cây và cho tổ vào ngâm trong nước 2 ngày đêm. Lúc này rệp chết hết thì đem trải phơi nơi thoáng gió và có bóng râm. Tránh phơi và sấy ở nhiệt độ cao vì có thể khiến tổ kiến chảy ra và đóng thành cục.
Sơn cánh kiến sau khi điều chế từ cánh kiến đỏ quét lên bề mặt đồ gỗ sẽ tạo bề mặt bóng bẩy, màu sắc tươi tắn, hấp dẫn. Đây cũng là công dụng phổ biến nhất của loại sản vật này.
Hữu dụng là vậy, nhưng do sản lượng khai thác cực kỳ thấp, đã khiến sơn cánh kiến có giá trị cao. Thời phong kiến, nó được sử dụng như cống phẩm thượng hạng giữa quốc gia trong khu vực và được các nhà buôn phương Tây săn lùng.
Bên cạnh đó, cánh kiến đỏ là một vị thuốc tương đối ít dùng trong nhân dân. Theo Y học cổ truyền, dược liệu này có vị đắng, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, cầm máu. Ngày dùng 4 – 6g.
Trong y học hiện đại, cánh kiến đỏ được sử dụng để làm lớp tráng bên trong các dụng cụ trữ nước tiểu và chế tạo khuôn răng giả. Một số nơi còn bắt đầu sử dụng dược liệu để làm vật dụng cách điện, làm nón nỉ, keo xịt tóc, pha chế các chất sáp/ chất hóa học để làm bóng sàn nhà.
Theo Đông y, vị thuốc này được sử dụng để chữa các chứng bệnh như: hắc lào, mụn nhọt ngoài da, bế kinh, u xơ tử cung,…
Dần theo thời gian, do sự suy thoái của môi trường, bọ cánh kiến đỏ giảm mạnh cả về diện tích phân bố lẫn số lượng các cá thể. Loài côn trùng này giờ đây được xếp vào nhóm động vật "Sẽ nguy cấp" (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2020.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất hành tinh. Nguồn: Yan News