Các chuyên gia của Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) cho biết, tại Mỹ, Cục Bảo vệ Môi trường ước tính tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 8 lần ô nhiễm không khí ngoài trời.Bụi tích lũy trong các đồ vật như vải bọc ghế, màn, gối, đồ nội thất; hay nấm mốc do nhà ẩm ướt; khói thuốc lá; các hợp chất hữu cơ và vô cơ dễ bay hơi có trong sơn, chất tẩy rửa, nước xịt phòng… là những nguyên nhân góp phần gây ra ô nhiễm không khí trong nhà.Theo bà Nguyễn Thị Anh Thư, cán bộ của GreenID, ô nhiễm không khí trong nhà thường khó nhận biết vì chúng ta ở trong môi trường đó lâu, quen dần với mùi cũng như cảm giác khó chịu, ẩm ướt...Để biết nhà mình có ô nhiễm hay không, người dân có thể sử dụng thiết bị đo cầm tay. Một cách khác là sử dụng máy lọc không khí, nếu thấy máy lọc không khí thường xuyên đỏ, nghĩa là nhà đang bị ô nhiễm…Khi nhà bị ô nhiễm, việc đầu tiên là hãy hạn chế hoạt động mạnh khiến thở sâu, thờ gấp. Thay vào đó, hãy thử những hoạt động nhẹ như đọc sách, xem tivi... để tránh phổi hít nhiều không khí ô nhiễm.Bước tiếp theo là làm sạch nhà. Máy lọc không khí có thể hỗ trợ giảm ô nhiễm, nhưng không thể sạch hoàn toàn, nhất là nhiều gia đình không có điều kiện sở hữu máy.Để làm sạch nhà, cần phải giảm lượng bụi và các vi sinh vật. Tốt nhất, hãy lau nhà bằng vải ẩm; giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Nên dùng máy hút bụi có bộ lọc HEPA để tránh khuấy động những hạt bụi đã tồn tại trước đó.Nhiều loại cây xanh có tác dụng lọc các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà như cây lan ý, cây nhện, cây hoa đồng tiền,… Tránh sử dụng lò sưởi gỗ, nến hoặc hương; không hút thuốc lá; hạn chế đốt vàng hương…Các chuyên gia lưu ý thêm, khi ngoài trời ô nhiễm, không khí bẩn có thể phát tán vào trong nhà. Hãy đóng cửa lại và chỉ mở khi hết ô nhiễm. Nếu việc đóng cửa khiến không khí trong nhà nóng bức hoặc bạn thuộc nhóm có nguy cơ bị tác động cao bởi ô nhiễm, hãy tìm đến những nơi có không khí được lọc sạch. Mời độc giả xem video: Nữ sinh duy nhất Thu Hằng đăng quang Đường lên đỉnh Olympia 2020. Nguồn: VTV24.
Các chuyên gia của Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) cho biết, tại Mỹ, Cục Bảo vệ Môi trường ước tính tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 8 lần ô nhiễm không khí ngoài trời.
Bụi tích lũy trong các đồ vật như vải bọc ghế, màn, gối, đồ nội thất; hay nấm mốc do nhà ẩm ướt; khói thuốc lá; các hợp chất hữu cơ và vô cơ dễ bay hơi có trong sơn, chất tẩy rửa, nước xịt phòng… là những nguyên nhân góp phần gây ra ô nhiễm không khí trong nhà.
Theo bà Nguyễn Thị Anh Thư, cán bộ của GreenID, ô nhiễm không khí trong nhà thường khó nhận biết vì chúng ta ở trong môi trường đó lâu, quen dần với mùi cũng như cảm giác khó chịu, ẩm ướt...
Để biết nhà mình có ô nhiễm hay không, người dân có thể sử dụng thiết bị đo cầm tay. Một cách khác là sử dụng máy lọc không khí, nếu thấy máy lọc không khí thường xuyên đỏ, nghĩa là nhà đang bị ô nhiễm…
Khi nhà bị ô nhiễm, việc đầu tiên là hãy hạn chế hoạt động mạnh khiến thở sâu, thờ gấp. Thay vào đó, hãy thử những hoạt động nhẹ như đọc sách, xem tivi... để tránh phổi hít nhiều không khí ô nhiễm.
Bước tiếp theo là làm sạch nhà. Máy lọc không khí có thể hỗ trợ giảm ô nhiễm, nhưng không thể sạch hoàn toàn, nhất là nhiều gia đình không có điều kiện sở hữu máy.
Để làm sạch nhà, cần phải giảm lượng bụi và các vi sinh vật. Tốt nhất, hãy lau nhà bằng vải ẩm; giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Nên dùng máy hút bụi có bộ lọc HEPA để tránh khuấy động những hạt bụi đã tồn tại trước đó.
Nhiều loại cây xanh có tác dụng lọc các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà như cây lan ý, cây nhện, cây hoa đồng tiền,… Tránh sử dụng lò sưởi gỗ, nến hoặc hương; không hút thuốc lá; hạn chế đốt vàng hương…
Các chuyên gia lưu ý thêm, khi ngoài trời ô nhiễm, không khí bẩn có thể phát tán vào trong nhà. Hãy đóng cửa lại và chỉ mở khi hết ô nhiễm. Nếu việc đóng cửa khiến không khí trong nhà nóng bức hoặc bạn thuộc nhóm có nguy cơ bị tác động cao bởi ô nhiễm, hãy tìm đến những nơi có không khí được lọc sạch.
Mời độc giả xem video: Nữ sinh duy nhất Thu Hằng đăng quang Đường lên đỉnh Olympia 2020. Nguồn: VTV24.