Vào khoảng 9h05 đến 9h15 ngày 3/4, khu vực Hòn Gai (Hạ Long, Quảng Ninh) bỗng xảy ra hiện tượng kỳ lạ, trời đột nhiên tối sầm, khiến người dân phải bật đèn trên các phương tiện khi tham gia giao thông, đèn sinh hoạt. Nguyên nhân này được giới khoa học gọi là hiện tượng tối cục bộ, từng bắt gặp ở Việt Nam và một số nơi trên thế giới. Vậy hiện tượng tối cục bộ xảy ra khi nào, do nguyên nhân gì sinh ra hiện tượng này? Ảnh: báo Quảng Ninh.Hiện tượng tối cục bộ hay còn được gọi là ngày đen tối (Dark Day) là một trong những sự kiện tự nhiên được ghi nhận sớm nhất. Theo khoa học, ngày đen tối có nguồn gốc từ một số nguyên nhân “đơn giản đến mức kinh ngạc”, và một số từ những nguyên nhân vô cùng bí ẩn. Một trong những nguyên nhân “bình thường” của hiện tượng trên là từ những đám mây. Các đám mây dày có thể che khuất cả Mặt trời, tối u ám. Tuy nhiên, dù nguyên nhân là một đám mây, hiện tượng này vẫn đáng báo động. Ngày 12/4/1910, bóng tối đột ngột che phủ bầu trời Chicago trong suốt hai giờ đồng hồ khiến nhiều người hoang mang. Đến 30/4/1971, tại Jacksonville, Florida, ánh sáng lại tiếp tục bị “xóa sạch” trong nửa giờ. Nguyên nhân sương mù (khói cấp thấp). Sương mù là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng ngày đen tối trong mùa đông ở London và các thành phố lớn khác. Mặt trời khi đó chuyển sang màu vàng, sau đó màu đỏ, và đôi khi biến mất. Ngày 24/10/1933, bầu trời London đột ngột tối sầm, bóng đen khổng lồ bao phủ hoàn toàn thành phố. Hiện tượng ngày đen tối xảy ra do cháy (khói cấp cao). Màn khói từ các đám cháy rừng và cháy lớn khác có thể gây ra hiện tượng ngày đen tối kéo dài hàng trăm dặm. Đây là cho là hiện tượng không có nguyên nhân rõ ràng. Điển hình nhất là ngày “thứ 6 đen tối” (19/5/1780) ở New England, mặt trời biến mất và chỉ còn bóng tối bao trùm. Bụi bão. Đôi khi sa mạc có thể tập hợp những cơn bão bụi hòa vào không khí như khói, bao phủ ánh sáng. Hiện tượng ngày đen tối xảy ra do bão bụi từng diễn ra tại Baghdad vào ngày 20/5/1857. Cơn bão bụi diễn ra vào khoảng 5h chiều, đặt thành phố vào màn đêm, gây ra những cơn hoảng loạn nhất. Sau khoảng 5 phút, bóng tối đen bí ẩn được thay thế bởi ánh sáng màu đỏ, u ám khủng khiếp.Bụi núi lửa. Một vụ phun trào núi lửa lớn có thể mang bụi vào tầng bình lưu, che khuất ánh nắng mặt trời trên một khu vực rộng lớn. Vào năm 536, ở Italia, toàn bộ ánh sáng Mặt trời bỗng dưng “dịu” xuống như ánh nắng Mặt trăng, đó là kết quả của một vụ phun trào lớn từ núi lửa New Britain Rabaul. Tuy nhiên, hiện tượng ngày đen tối cũng có thể được gây ra bởi các tác nhân bên ngoài Trái Đất, như hiện tượng nhật thực, Mặt trăng sẽ hoàn toàn che khuất Mặt trời. Tuy nhiên, không có bóng tối hoàn toàn, bởi vầng hào quang ngoài Trái đất vẫn cung cấp một số ánh sáng. Đuôi sao chổi. Ngày 30/6/1861, đuôi một sao chổi lớn đã che khuất Mặt trời khi đó đang chiếu sáng lên Trái đất. Ngày 12/2/1106, hiện tượng ngày đen tối cũng đi kèm với thiên thạch. Vài ngày trước đó, một sao chổi lớn được phát hiện xuất hiện gần Mặt trời.
Vào khoảng 9h05 đến 9h15 ngày 3/4, khu vực Hòn Gai (Hạ Long, Quảng Ninh) bỗng xảy ra hiện tượng kỳ lạ, trời đột nhiên tối sầm, khiến người dân phải bật đèn trên các phương tiện khi tham gia giao thông, đèn sinh hoạt. Nguyên nhân này được giới khoa học gọi là hiện tượng tối cục bộ, từng bắt gặp ở Việt Nam và một số nơi trên thế giới. Vậy hiện tượng tối cục bộ xảy ra khi nào, do nguyên nhân gì sinh ra hiện tượng này? Ảnh: báo Quảng Ninh.
Hiện tượng tối cục bộ hay còn được gọi là ngày đen tối (Dark Day) là một trong những sự kiện tự nhiên được ghi nhận sớm nhất. Theo khoa học, ngày đen tối có nguồn gốc từ một số nguyên nhân “đơn giản đến mức kinh ngạc”, và một số từ những nguyên nhân vô cùng bí ẩn.
Một trong những nguyên nhân “bình thường” của hiện tượng trên là từ những đám mây. Các đám mây dày có thể che khuất cả Mặt trời, tối u ám. Tuy nhiên, dù nguyên nhân là một đám mây, hiện tượng này vẫn đáng báo động. Ngày 12/4/1910, bóng tối đột ngột che phủ bầu trời Chicago trong suốt hai giờ đồng hồ khiến nhiều người hoang mang. Đến 30/4/1971, tại Jacksonville, Florida, ánh sáng lại tiếp tục bị “xóa sạch” trong nửa giờ.
Nguyên nhân sương mù (khói cấp thấp). Sương mù là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng ngày đen tối trong mùa đông ở London và các thành phố lớn khác. Mặt trời khi đó chuyển sang màu vàng, sau đó màu đỏ, và đôi khi biến mất. Ngày 24/10/1933, bầu trời London đột ngột tối sầm, bóng đen khổng lồ bao phủ hoàn toàn thành phố.
Hiện tượng ngày đen tối xảy ra do cháy (khói cấp cao). Màn khói từ các đám cháy rừng và cháy lớn khác có thể gây ra hiện tượng ngày đen tối kéo dài hàng trăm dặm. Đây là cho là hiện tượng không có nguyên nhân rõ ràng. Điển hình nhất là ngày “thứ 6 đen tối” (19/5/1780) ở New England, mặt trời biến mất và chỉ còn bóng tối bao trùm.
Bụi bão. Đôi khi sa mạc có thể tập hợp những cơn bão bụi hòa vào không khí như khói, bao phủ ánh sáng. Hiện tượng ngày đen tối xảy ra do bão bụi từng diễn ra tại Baghdad vào ngày 20/5/1857. Cơn bão bụi diễn ra vào khoảng 5h chiều, đặt thành phố vào màn đêm, gây ra những cơn hoảng loạn nhất. Sau khoảng 5 phút, bóng tối đen bí ẩn được thay thế bởi ánh sáng màu đỏ, u ám khủng khiếp.
Bụi núi lửa. Một vụ phun trào núi lửa lớn có thể mang bụi vào tầng bình lưu, che khuất ánh nắng mặt trời trên một khu vực rộng lớn. Vào năm 536, ở Italia, toàn bộ ánh sáng Mặt trời bỗng dưng “dịu” xuống như ánh nắng Mặt trăng, đó là kết quả của một vụ phun trào lớn từ núi lửa New Britain Rabaul.
Tuy nhiên, hiện tượng ngày đen tối cũng có thể được gây ra bởi các tác nhân bên ngoài Trái Đất, như hiện tượng nhật thực, Mặt trăng sẽ hoàn toàn che khuất Mặt trời. Tuy nhiên, không có bóng tối hoàn toàn, bởi vầng hào quang ngoài Trái đất vẫn cung cấp một số ánh sáng.
Đuôi sao chổi. Ngày 30/6/1861, đuôi một sao chổi lớn đã che khuất Mặt trời khi đó đang chiếu sáng lên Trái đất. Ngày 12/2/1106, hiện tượng ngày đen tối cũng đi kèm với thiên thạch. Vài ngày trước đó, một sao chổi lớn được phát hiện xuất hiện gần Mặt trời.