Trong tâm niệm của nhiều người, Nam cực gắn với hình ảnh đàn chim cánh cụt và những dòng sông băng khổng lồ trắng xóa, thế nhưng khung cảnh Nam cực lại xuất hiện màu sắc sinh động với những chú chim cánh cụt cùng lớp băng có sắc cam, hồng, xanh lá, hoặc đôi khi là nâu đen bí ẩn. Nhiếp ảnh gia Gaston Lacombe thực hiện chuyến thám hiểm Nam cực trong vài tháng và ghi lại được hình ảnh Nam cực “bảy sắc cầu vồng” ấn tượng này. Rất nhiều những vệt chấm hồng xuất hiện nổi bật và tinh tế trên nền băng trắng. Sự thật về nguồn gốc của chúng lại vô cùng đơn giản, phần màu hồng xuất hiện trên băng tuyết chính là phân của chim cánh cụt. Do thức ăn chính của chim cánh cụt là các loài nhuyễn thể thuộc lớp giáp xác nên sau quá trình tiêu hóa và đào thải, phân sẽ được thải ra với màu hồng ấn tượng. Tương ứng với số lượng chim cánh cụt trên Nam cực, phân chim hồng tập trung thành vùng lớn, tạo thành nhiều mảng màu nổi bật khi nhìn từ trên cao. Các vệt thẳng dài trên băng được tạo ra vô tình do khi di chuyển, chim cánh cụt mang theo những vết chân dính đầy phân hồng. Những khối băng xanh lá cây lớn giống như thảm cỏ ở đất liền là do một số loại vi tảo sống trong tuyết có sắc xanh đặc trưng, chúng nhuộm màu cả một vùng băng lớn. Vùng băng có màu nâu đen là lớp bụi bẩn ở trong gió hoặc vết chân chim cánh cụt mang bùn đất in lên lớp băng. Một hình ảnh Nam cực rất khác với suy nghĩ của nhiều người.
Trong tâm niệm của nhiều người, Nam cực gắn với hình ảnh đàn chim cánh cụt và những dòng sông băng khổng lồ trắng xóa, thế nhưng khung cảnh Nam cực lại xuất hiện màu sắc sinh động với những chú chim cánh cụt cùng lớp băng có sắc cam, hồng, xanh lá, hoặc đôi khi là nâu đen bí ẩn.
Nhiếp ảnh gia Gaston Lacombe thực hiện chuyến thám hiểm Nam cực trong vài tháng và ghi lại được hình ảnh Nam cực “bảy sắc cầu vồng” ấn tượng này. Rất nhiều những vệt chấm hồng xuất hiện nổi bật và tinh tế trên nền băng trắng.
Sự thật về nguồn gốc của chúng lại vô cùng đơn giản, phần màu hồng xuất hiện trên băng tuyết chính là phân của chim cánh cụt.
Do thức ăn chính của chim cánh cụt là các loài nhuyễn thể thuộc lớp giáp xác nên sau quá trình tiêu hóa và đào thải, phân sẽ được thải ra với màu hồng ấn tượng.
Tương ứng với số lượng chim cánh cụt trên Nam cực, phân chim hồng tập trung thành vùng lớn, tạo thành nhiều mảng màu nổi bật khi nhìn từ trên cao.
Các vệt thẳng dài trên băng được tạo ra vô tình do khi di chuyển, chim cánh cụt mang theo những vết chân dính đầy phân hồng.
Những khối băng xanh lá cây lớn giống như thảm cỏ ở đất liền là do một số loại vi tảo sống trong tuyết có sắc xanh đặc trưng, chúng nhuộm màu cả một vùng băng lớn.
Vùng băng có màu nâu đen là lớp bụi bẩn ở trong gió hoặc vết chân chim cánh cụt mang bùn đất in lên lớp băng.
Một hình ảnh Nam cực rất khác với suy nghĩ của nhiều người.