Nghệ sĩ Erik Johansson đến từ Thụy Điển là một bậc thầy về kỹ thuật xử lý ảnh. Anh có thể tạo một bức ảnh ghép như thực khiến người xem ngỡ ngàng, trong đó có cảnh tượng mặt sông bị vỡ như gương này.Chó lơ lửng trên không như những quả bóng bay."Tôi tạo ra những bức ảnh này nhằm mục đích tìm mối liên hệ giữa hai vật thể gặp hàng ngày theo cách bất ngờ nhất”, Johansson nói.Nghệ sĩ người Thụy Điển sử dụng chính những bức ảnh mà anh chụp được trong thực tế để tạo thành một tác phẩm ảnh ghép siêu tưởng.Johansson không sử dụng hình ảnh do máy tính tạo ra trong tác phẩm của mình.Nghệ sĩ Johansson cho biết anh sử dụng một quy trình ba bước để hoàn thành một bức ảnh ghép hoàn hảo.Đầu tiên là phác hóa ý tưởng của tác phẩm lên giấy.Sau đó, anh dành nhiều tháng để tìm kiếm những địa điểm và vật thể phù hợp với ý tưởng của mình.Johansson chụp nhiều tòa nhà, vật thể và phong cảnh từ nhiều góc máy khác nhau để làm “nguyên liệu” cho những tác phẩm ảnh ghép.Bước thứ ba là dùng các ứng dụng xử lý chuyên dụng để ghép các bức ảnh với nhau theo ý tưởng mà anh mong muốn.“Đó là hình ảnh về một thế giới khác gần giống với hành tinh của chúng ta”, Johansson cho biết.Johansson đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghệ thuật nhiếp ảnh. Anh bắt đầu chụp ảnh từ khi lên 15 tuổi.Anh bắt đầu thử nghiệm tạo những bức ảnh ghép phi thực tế vào năm 2011.“Tôi thường không nói quá nhiều về những tác phẩm của mình và dành phần phán xét cho người xem”, nghệ sĩ người Thụy Điển nói.Johansson hy vọng mọi người sẽ ngạc nhiên khi “xem và nghĩ theo một cách hoàn toàn khác lạ”.
Nghệ sĩ Erik Johansson đến từ Thụy Điển là một bậc thầy về kỹ thuật xử lý ảnh. Anh có thể tạo một bức ảnh ghép như thực khiến người xem ngỡ ngàng, trong đó có cảnh tượng mặt sông bị vỡ như gương này.
Chó lơ lửng trên không như những quả bóng bay.
"Tôi tạo ra những bức ảnh này nhằm mục đích tìm mối liên hệ giữa hai vật thể gặp hàng ngày theo cách bất ngờ nhất”, Johansson nói.
Nghệ sĩ người Thụy Điển sử dụng chính những bức ảnh mà anh chụp được trong thực tế để tạo thành một tác phẩm ảnh ghép siêu tưởng.
Johansson không sử dụng hình ảnh do máy tính tạo ra trong tác phẩm của mình.
Nghệ sĩ Johansson cho biết anh sử dụng một quy trình ba bước để hoàn thành một bức ảnh ghép hoàn hảo.
Đầu tiên là phác hóa ý tưởng của tác phẩm lên giấy.
Sau đó, anh dành nhiều tháng để tìm kiếm những địa điểm và vật thể phù hợp với ý tưởng của mình.
Johansson chụp nhiều tòa nhà, vật thể và phong cảnh từ nhiều góc máy khác nhau để làm “nguyên liệu” cho những tác phẩm ảnh ghép.
Bước thứ ba là dùng các ứng dụng xử lý chuyên dụng để ghép các bức ảnh với nhau theo ý tưởng mà anh mong muốn.
“Đó là hình ảnh về một thế giới khác gần giống với hành tinh của chúng ta”, Johansson cho biết.
Johansson đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghệ thuật nhiếp ảnh. Anh bắt đầu chụp ảnh từ khi lên 15 tuổi.
Anh bắt đầu thử nghiệm tạo những bức ảnh ghép phi thực tế vào năm 2011.
“Tôi thường không nói quá nhiều về những tác phẩm của mình và dành phần phán xét cho người xem”, nghệ sĩ người Thụy Điển nói.
Johansson hy vọng mọi người sẽ ngạc nhiên khi “xem và nghĩ theo một cách hoàn toàn khác lạ”.