Thông tin bắt được rắn hổ mang chúa dài 5m, nặng 20kg ở Vĩnh Phúc gây ra không ít luồng ý kiến trái chiều, có ý kiến cho rằng những người dân không nên tự mình vây bắt con rắn "khủng" vì nguy hiểm. Vậy chúng ta cần làm gì khi gặp rắn hổ mang chúa khổng lồ, nặng 20kg như vậy?Người dân cần có kỹ năng ứng phó khi gặp rắn để tránh khỏi những tai họa không đáng có. Nguyên tắc đầu tiên, khi gặp rắn hổ mang chúa nói riêng, các loài rắn độc nói chung, là đừng tấn công. Thông thường các loài rắn không tự nhiên tấn công con người. Mỗi khi thấy rắn, người dân thường hay nghĩ chúng rất độc và phải đập chết chúng chứ không nghĩ đến việc tránh xa hay xua đuổi. Khi bị con người tấn công, đương nhiên những con rắn sẽ tấn công lại như một biện pháp tự vệ.Tốt nhất, khi thấy rắn, nên tìm cách tránh xa chúng hoặc tìm cách xua đuổi chúng như cầm cành cây hoặc các vật có kích thước dài xua đuổi chúng đi xa.Khi phát hiện có rắn xuất hiện trong khu vực khép kín, mọi người cũng không nên bắt, đuổi hoặc dồn ép rắn mà nên để chúng trườn ra khu vực rộng rãi mới tiến hành đuổi bắt.Khi rắn đã chết cũng không nên cầm hoặc trêu vì đầu rắn đã chết vẫn còn nọc độc.Khi thấy rắn trong nhà, cách tốt nhất là nên đối xử với nó một cách nhẹ nhàng. Có thể dùng gậy dài hoặc vòi phun nước áp suất cao để “xua” nó ra khỏi nhà. Nếu không làm được, hãy tìm sự trợ giúp để tránh bị rắn cắn.Một con rắn hổ mang phun nọc có thể phun nọc độc ở khoảng cách từ 1,8 – 2,4m với tốc độ tia chớp, vì vậy, thậm chí bạn còn không biết thứ gì đã lao vào mình, cho đến khi quá muộn.Các nghiên cứu cho thấy rắn hổ mang phun trúng mục tiêu của chúng ít nhất là 8/10 lần, mức độ chính xác chết người. Riêng loài rắn hổ mang phun độc Mozambique thì phun trúng mục tiêu tất cả cả lần.Khi bị rắn cắn, hãy loại bỏ tất cả đồ trang sức và quần áo chật chội, nhanh chóng cầu cứu và đến ngay các trạm y tế gần nhất để được tiêm huyết thanh.Hổ mang chúa sinh sống chủ yếu trong các khu rừng sâu ở châu Á. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con người đã tàn phá quá nhiều cánh rừng nguyên sinh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nơi sống của chúng nên thường xuất hiện ở các ngôi làng gần bìa rừng.Ở Đông Nam Á, chúng thường được thấy trong các khu rừng, ruộng, đồng cỏ và thậm chí là ở gần khu định cư của con người.Mời quý độc giả xem video: Cảnh vây bắt rắn hổ mang chúa 20kg ở Vĩnh Phúc (Nguồn: Minh Đức)
Thông tin bắt được rắn hổ mang chúa dài 5m, nặng 20kg ở Vĩnh Phúc gây ra không ít luồng ý kiến trái chiều, có ý kiến cho rằng những người dân không nên tự mình vây bắt con rắn "khủng" vì nguy hiểm. Vậy chúng ta cần làm gì khi gặp rắn hổ mang chúa khổng lồ, nặng 20kg như vậy?
Người dân cần có kỹ năng ứng phó khi gặp rắn để tránh khỏi những tai họa không đáng có. Nguyên tắc đầu tiên, khi gặp rắn hổ mang chúa nói riêng, các loài rắn độc nói chung, là đừng tấn công. Thông thường các loài rắn không tự nhiên tấn công con người. Mỗi khi thấy rắn, người dân thường hay nghĩ chúng rất độc và phải đập chết chúng chứ không nghĩ đến việc tránh xa hay xua đuổi. Khi bị con người tấn công, đương nhiên những con rắn sẽ tấn công lại như một biện pháp tự vệ.
Tốt nhất, khi thấy rắn, nên tìm cách tránh xa chúng hoặc tìm cách xua đuổi chúng như cầm cành cây hoặc các vật có kích thước dài xua đuổi chúng đi xa.
Khi phát hiện có rắn xuất hiện trong khu vực khép kín, mọi người cũng không nên bắt, đuổi hoặc dồn ép rắn mà nên để chúng trườn ra khu vực rộng rãi mới tiến hành đuổi bắt.
Khi rắn đã chết cũng không nên cầm hoặc trêu vì đầu rắn đã chết vẫn còn nọc độc.
Khi thấy rắn trong nhà, cách tốt nhất là nên đối xử với nó một cách nhẹ nhàng. Có thể dùng gậy dài hoặc vòi phun nước áp suất cao để “xua” nó ra khỏi nhà. Nếu không làm được, hãy tìm sự trợ giúp để tránh bị rắn cắn.
Một con rắn hổ mang phun nọc có thể phun nọc độc ở khoảng cách từ 1,8 – 2,4m với tốc độ tia chớp, vì vậy, thậm chí bạn còn không biết thứ gì đã lao vào mình, cho đến khi quá muộn.
Các nghiên cứu cho thấy rắn hổ mang phun trúng mục tiêu của chúng ít nhất là 8/10 lần, mức độ chính xác chết người. Riêng loài rắn hổ mang phun độc Mozambique thì phun trúng mục tiêu tất cả cả lần.
Khi bị rắn cắn, hãy loại bỏ tất cả đồ trang sức và quần áo chật chội, nhanh chóng cầu cứu và đến ngay các trạm y tế gần nhất để được tiêm huyết thanh.
Hổ mang chúa sinh sống chủ yếu trong các khu rừng sâu ở châu Á. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con người đã tàn phá quá nhiều cánh rừng nguyên sinh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nơi sống của chúng nên thường xuất hiện ở các ngôi làng gần bìa rừng.
Ở Đông Nam Á, chúng thường được thấy trong các khu rừng, ruộng, đồng cỏ và thậm chí là ở gần khu định cư của con người.
Mời quý độc giả xem video: Cảnh vây bắt rắn hổ mang chúa 20kg ở Vĩnh Phúc (Nguồn: Minh Đức)