Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Giáo sư Abderrazak El Albani, nhà địa chất tại Đại học Poitiers, dẫn đầu, cho biết họ đã phát hiện hóa thạch bọ ba thùy được bảo quản cực kỳ tốt khi thực hiện cuộc khai quật ở dãy núi High Atlas của Morocco.Kết quả kiểm tra niên đại cho thấy hóa thạch bọ ba thùy này hơn 500 triệu năm.Theo các chuyên gia, bọ ba thùy là loài động vật chân đốt sống ở các đại dương trên Trái đất từ đầu kỷ Cambri cho đến hầu hết kỷ Cổ sinh (tức tồn tại từ 521 - 251 triệu năm trước).Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Abderrazak cho hay tro bụi núi lửa đã bảo tồn nguyên vẹn con bọ ba thùy này. Vì vậy, nó còn được đặt biệt danh là "bọ ba thùy Pompeii".Hóa thạch "bọ ba thùy Pompeii" nguyên vẹn tới mức khó tin, giúp các chuyên gia giải mã những bí ẩn về nó.Các chuyên gia cho hay, con bọ ba thùy trên chết sau một vụ phun trào núi lửa. Sự kết hợp giữa tro bụi núi lửa và nước biển đã khiến xác của nó được bảo quản nguyên vẹn theo thời gian."Việc tìm thấy hóa thạch bọ ba thùy được bảo quản vẹn nguyên trong tro bụi núi lửa là phát hiện vô cùng thú vị", Giáo sư Abderrazak cho hay.Tính đến nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 20.000 loài bọ ba thùy. Theo đó, bọ ba thùy trở thành một trong những loài động vật biển thời tiền sử được nghiên cứu nhiều nhất.Tuy nhiên, các chuyên gia tìm thấy rất ít hóa thạch của bọ ba thùy. Vì vậy, phát hiện mới có ý nghĩa quan trọng đối với giới khoa học.Mời độc giả xem video: Tận mục hóa thạch “mực ma cà rồng” ẩn sâu dưới đáy đại dương.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Giáo sư Abderrazak El Albani, nhà địa chất tại Đại học Poitiers, dẫn đầu, cho biết họ đã phát hiện hóa thạch bọ ba thùy được bảo quản cực kỳ tốt khi thực hiện cuộc khai quật ở dãy núi High Atlas của Morocco.
Kết quả kiểm tra niên đại cho thấy hóa thạch bọ ba thùy này hơn 500 triệu năm.
Theo các chuyên gia, bọ ba thùy là loài động vật chân đốt sống ở các đại dương trên Trái đất từ đầu kỷ Cambri cho đến hầu hết kỷ Cổ sinh (tức tồn tại từ 521 - 251 triệu năm trước).
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Abderrazak cho hay tro bụi núi lửa đã bảo tồn nguyên vẹn con bọ ba thùy này. Vì vậy, nó còn được đặt biệt danh là "bọ ba thùy Pompeii".
Hóa thạch "bọ ba thùy Pompeii" nguyên vẹn tới mức khó tin, giúp các chuyên gia giải mã những bí ẩn về nó.
Các chuyên gia cho hay, con bọ ba thùy trên chết sau một vụ phun trào núi lửa. Sự kết hợp giữa tro bụi núi lửa và nước biển đã khiến xác của nó được bảo quản nguyên vẹn theo thời gian.
"Việc tìm thấy hóa thạch bọ ba thùy được bảo quản vẹn nguyên trong tro bụi núi lửa là phát hiện vô cùng thú vị", Giáo sư Abderrazak cho hay.
Tính đến nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 20.000 loài bọ ba thùy. Theo đó, bọ ba thùy trở thành một trong những loài động vật biển thời tiền sử được nghiên cứu nhiều nhất.
Tuy nhiên, các chuyên gia tìm thấy rất ít hóa thạch của bọ ba thùy. Vì vậy, phát hiện mới có ý nghĩa quan trọng đối với giới khoa học.
Mời độc giả xem video: Tận mục hóa thạch “mực ma cà rồng” ẩn sâu dưới đáy đại dương.