Mới đây, thông tin các nhà nghiên cứu tại Khoa Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng thuộc Đại học Harvard sử dụng các tế bào cơ tim chuột để tạo ra một con robot cá đuối gai độc đã khiến dư luận choáng váng. Đây được coi là bước nhảy vọt tuyệt vời trong kỹ thuật sinh hóa, tạo đà cho sự ra đời của một thế hệ robot dưới nước hoàn toàn mới. (Nguồn Sina)Khi nói đến robot, trong tâm trí của mọi người đã nghĩ ngay đến những khối kim loại sáng bóng to lớn, cồng kềnh. Tuy nhiên, với con robot cá đuối gai độc này, nhiều người sẽ phải nghĩ lại. Các kỹ sư cùng các nhà nghiên cứu đã sử dụng cơ tim của chuột gắn lên một bộ xương cá đuối làm bằng vàng, chế tạo ra một con robot cá đuối thanh lịch, sống động. (Nguồn Sina)Lấy cảm hứng từ cá đuối, các nhà nghiên cứu chế tạo ra con robot cá đuối tí hon chỉ dài khoảng 0,6 inch (khoảng 16 mm), trọng lượng khoảng 0,4 ounces (khoảng 10 gram). (Nguồn Sina)Khi bơi thử nghiệm trong nước, con robot cá đuối gai độc tý hon này di chuyển khá linh hoạt. Để duy trì sự sống của các tế bào cơ tim chuột, các nhà khoa học cung cấp cho nó chất dinh dưỡng cần thiết. Sau 6 tuần, robot cá đuối vẫn bơi được với hơn 80% tế bào vẫn sống khỏe mạnh. (Nguồn Sina)Bên ngoài cá đuối được bao phủ bởi lớp polymer đàn hồi, ngăn cách cơ tim chuột tiếp xúc trực tiếp với khung xương vàng, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tế bào chuột, tạo thành các mô mong muốn. (Nguồn Sina)Các nhà nghiên cứu đã cấy 200.000 tế bào cơ tim chuột vào khung xương vàng tý hon của robot cá đuối. Một khi bị kích thích bằng ánh sáng, chúng sẽ co lại, theo đó khung xương nhân tạo uốn cong, chuyển động lên xuống. (Nguồn Sina)Ngoài ra, xung đối xứng quang học khiến robot cá đuối thoải mái di chuyển sang trái hoặc sang phải, ánh sáng ở các tần số khác nhau có thể kiểm soát tốc độ của con robot cá đuối. Bằng cách này, các nhà nghiên cứu có thể điều khiển robot một cách dễ dàng. (Nguồn Sina)Tuy vậy, vì không có hệ miễn dịch nên nếu đưa robot cá đuối vào một môi trường tự nhiên nhiều vi khuẩn và nấm thì khả năng tồn tại của nó rất thấp. Theo Adam Feinberg, nhà nghiên cứu robot tại Đại học Carnegie Mellon, Mỹ, mặc dù đây là kết quả nhảy vọt trong kỹ thuật sinh hóa, là một phép lai kỳ diệu trong khoa học nhưng vẫn còn nhiều thử thách mà thế hệ robot mới phải vượt qua trước khi hoàn thiện. (Nguồn Sina)
Mới đây, thông tin các nhà nghiên cứu tại Khoa Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng thuộc Đại học Harvard sử dụng các tế bào cơ tim chuột để tạo ra một con robot cá đuối gai độc đã khiến dư luận choáng váng. Đây được coi là bước nhảy vọt tuyệt vời trong kỹ thuật sinh hóa, tạo đà cho sự ra đời của một thế hệ robot dưới nước hoàn toàn mới. (Nguồn Sina)
Khi nói đến robot, trong tâm trí của mọi người đã nghĩ ngay đến những khối kim loại sáng bóng to lớn, cồng kềnh. Tuy nhiên, với con robot cá đuối gai độc này, nhiều người sẽ phải nghĩ lại. Các kỹ sư cùng các nhà nghiên cứu đã sử dụng cơ tim của chuột gắn lên một bộ xương cá đuối làm bằng vàng, chế tạo ra một con robot cá đuối thanh lịch, sống động. (Nguồn Sina)
Lấy cảm hứng từ cá đuối, các nhà nghiên cứu chế tạo ra con robot cá đuối tí hon chỉ dài khoảng 0,6 inch (khoảng 16 mm), trọng lượng khoảng 0,4 ounces (khoảng 10 gram). (Nguồn Sina)
Khi bơi thử nghiệm trong nước, con robot cá đuối gai độc tý hon này di chuyển khá linh hoạt. Để duy trì sự sống của các tế bào cơ tim chuột, các nhà khoa học cung cấp cho nó chất dinh dưỡng cần thiết. Sau 6 tuần, robot cá đuối vẫn bơi được với hơn 80% tế bào vẫn sống khỏe mạnh. (Nguồn Sina)
Bên ngoài cá đuối được bao phủ bởi lớp polymer đàn hồi, ngăn cách cơ tim chuột tiếp xúc trực tiếp với khung xương vàng, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tế bào chuột, tạo thành các mô mong muốn. (Nguồn Sina)
Các nhà nghiên cứu đã cấy 200.000 tế bào cơ tim chuột vào khung xương vàng tý hon của robot cá đuối. Một khi bị kích thích bằng ánh sáng, chúng sẽ co lại, theo đó khung xương nhân tạo uốn cong, chuyển động lên xuống. (Nguồn Sina)
Ngoài ra, xung đối xứng quang học khiến robot cá đuối thoải mái di chuyển sang trái hoặc sang phải, ánh sáng ở các tần số khác nhau có thể kiểm soát tốc độ của con robot cá đuối. Bằng cách này, các nhà nghiên cứu có thể điều khiển robot một cách dễ dàng. (Nguồn Sina)
Tuy vậy, vì không có hệ miễn dịch nên nếu đưa robot cá đuối vào một môi trường tự nhiên nhiều vi khuẩn và nấm thì khả năng tồn tại của nó rất thấp. Theo Adam Feinberg, nhà nghiên cứu robot tại Đại học Carnegie Mellon, Mỹ, mặc dù đây là kết quả nhảy vọt trong kỹ thuật sinh hóa, là một phép lai kỳ diệu trong khoa học nhưng vẫn còn nhiều thử thách mà thế hệ robot mới phải vượt qua trước khi hoàn thiện. (Nguồn Sina)