Theo thống kê, Myanmar có tổng 150 loài rắn khác nhau, trong đó 40 loài có nọc độc đáng sợ. Sự phong phú của loài này, kết hợp với tỷ lệ phân bố rộng ở vùng nông thôn khiến Myanmar có tỷ lệ tử vong do rắn cắn cao gấp đôi mức trung bình của thế giới. Sein Tin, một người làm nghề thôi miên rắn đã dành nhiều thập kỷ bắt và thuần dưỡng rắn ở Myanmar và hiện đang làm việc ở sở thú thành phố Yangon cho biết rắn ở đây nhiều vô số kể, nhiều người đã chết vì nọc độc của rắn và vì không được cấp cứu kịp thời. Sein Tin không còn nhớ bao nhiêu lần mình bị rắn cắn, nhưng có bốn vết thương gây ra bởi rắn hổ mang vua (một trong những loài rắn nguy hiểm nhất ở châu Á) vẫn còn hiện rõ. Sein nói chính những hình xăm đã bảo vệ anh khỏi nọc độc của rắn. Mối nguy rắn cắn ở vùng nông thôn Myanmar là rất cao. Những con rắn lượn lách qua những khóm cỏ cao hay ngụy trang thành đất khô cằn, là mối đe dọa đặc biệt với người nông dân. Theo Bộ Y tế, hơn 7.800 người ở Myanmar bị rắn độc cắn trong năm 2011, trung bình có khoảng 8% người không thể sống sót sau khi bị rắn cắn. Chất độc thường đi nhanh qua các mạch máu, có thể dẫn đến mù lòa, hay thậm chí tử vong. Ảnh: Một nông dân đang được điều trị vết rắn cắn ở bệnh viện San Pya, Myanmar. Kịch bản quen thuộc với những người nông dân Myanmar khi chăm sóc lúa là cảm giác đốt cháy trong chân của họ. Họ không cảm thấy đau ngay lập tức và nghĩ là bị cắn bởi một con ong, nhưng khi nhìn quanh thì đó là một con rắn. Dù nhiều người đã có công tác sơ cứu khẩn cấp, xác định danh tính loài rắn cắn và đi đến bệnh viện, nhưng tỷ lệ tử vong vì nọc độc rắn vẫn tăng cao ở những vùng nông thôn. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO, chính quyền Myanmar hiện có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng thuốc chống độc rắn (antivenom) lên con số 100 nghìn liều, so với 53 nghìn liều trước đó với mong muốn làm giảm tỷ lệ tử vong và người dân cũng được khuyến khích mang giày khi đi bộ qua những cánh đồng.
Theo thống kê, Myanmar có tổng 150 loài rắn khác nhau, trong đó 40 loài có nọc độc đáng sợ. Sự phong phú của loài này, kết hợp với tỷ lệ phân bố rộng ở vùng nông thôn khiến Myanmar có tỷ lệ tử vong do rắn cắn cao gấp đôi mức trung bình của thế giới.
Sein Tin, một người làm nghề thôi miên rắn đã dành nhiều thập kỷ bắt và thuần dưỡng rắn ở Myanmar và hiện đang làm việc ở sở thú thành phố Yangon cho biết rắn ở đây nhiều vô số kể, nhiều người đã chết vì nọc độc của rắn và vì không được cấp cứu kịp thời.
Sein Tin không còn nhớ bao nhiêu lần mình bị rắn cắn, nhưng có bốn vết thương gây ra bởi rắn hổ mang vua (một trong những loài rắn nguy hiểm nhất ở châu Á) vẫn còn hiện rõ. Sein nói chính những hình xăm đã bảo vệ anh khỏi nọc độc của rắn.
Mối nguy rắn cắn ở vùng nông thôn Myanmar là rất cao. Những con rắn lượn lách qua những khóm cỏ cao hay ngụy trang thành đất khô cằn, là mối đe dọa đặc biệt với người nông dân.
Theo Bộ Y tế, hơn 7.800 người ở Myanmar bị rắn độc cắn trong năm 2011, trung bình có khoảng 8% người không thể sống sót sau khi bị rắn cắn. Chất độc thường đi nhanh qua các mạch máu, có thể dẫn đến mù lòa, hay thậm chí tử vong. Ảnh: Một nông dân đang được điều trị vết rắn cắn ở bệnh viện San Pya, Myanmar.
Kịch bản quen thuộc với những người nông dân Myanmar khi chăm sóc lúa là cảm giác đốt cháy trong chân của họ. Họ không cảm thấy đau ngay lập tức và nghĩ là bị cắn bởi một con ong, nhưng khi nhìn quanh thì đó là một con rắn.
Dù nhiều người đã có công tác sơ cứu khẩn cấp, xác định danh tính loài rắn cắn và đi đến bệnh viện, nhưng tỷ lệ tử vong vì nọc độc rắn vẫn tăng cao ở những vùng nông thôn.
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO, chính quyền Myanmar hiện có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng thuốc chống độc rắn (antivenom) lên con số 100 nghìn liều, so với 53 nghìn liều trước đó với mong muốn làm giảm tỷ lệ tử vong và người dân cũng được khuyến khích mang giày khi đi bộ qua những cánh đồng.