Sacoglossan còn có tên gọi khác là sên biển hút nhựa cây, có thể tìm thấy trên toàn thế giới ở các đại dương nhiệt đới và ôn đới, nhưng hầu hết các loài sống ở trung tâm Thái Bình Dương.Các nhà khoa học đã phát hiện ra sên biển có khả năng tái sinh vô cùng tuyệt vời. Chúng có thể tự rụng đầu rồi mọc lại toàn bộ cơ thể từ cổ trở xuống, bao gồm cả một quả tim và các cơ quan nội tạng mới trong 3 tuần.Theo dõi hai loài sên biển có khả năng tái sinh toàn bộ cơ thể là Elysia cf. marginata và E. atroviridis, nhóm nghiên cứu phát hiện chúng đã tự làm tan mô quanh cổ để cắt đôi người mình.Chỉ sau đó vài tiếng đồng hồ, đầu của những con sên bắt đầu bò đi kiếm ăn trở lại. Vết thương quanh cổ chúng sẽ lành trong vài ngày. Đến một tuần sau, thân của con sên sẽ mọc ra và trái tim được tái tạo.Tuy nhiên, những con sên đã quá già, chúng không còn khả năng phục hồi lại. Sau khi phần thân bị rụng đi, những con sên già tiếp tục bò xung quanh nhưng không ăn gì. Chúng sẽ chết sau khoảng 10 ngày.Trong khi đó, toàn bộ phần thân của cả sên non và sên gia sẽ chết trong vài tháng. Nhưng chúng vẫn có thể di chuyển trong khoảng thời gian đó, tim của chúng vẫn đập cho đến khi cơ thể bắt đầu bị phân hủy và thối rữa.Nguyên nhân kích hoạt quá trình tự cắt bỏ của sên biển vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, giáo sư Yusa phát hiện tất cả những con sên biển tự chặt đầu đều bị nhiễm ký sinh trùng. Khi chúng mọc lại cơ thể, toàn bộ ký sinh trùng đã được làm sạch.Một số cá thể E. atroviridis trong tự nhiên chỉ có ký sinh trên một số bộ phận của cơ thể. Chúng được cho là đã tự tiêu hóa các bộ phận cơ thể này rồi mọc lại. Ký sinh trùng được thải ra ngoài như phân mà không cần phải cắt đi toàn bộ cơ thể.Để khẳng định sên biển không làm vậy để trốn tránh kẻ ăn thịt giống thằn lằn, giáo sư Yusa đã thả chúng vào môi trường chứa động vật săn mồi. Không có con sên biển nào tự cắt đầu mình trong toàn bộ thời gian ấy.Thêm một câu hỏi nữa được đặt ra đó là tại sao những chiếc đầu của loài sên biển này có thể sống sót mà không có tim hay các cơ quan quan trọng khác.Các nhà khoa học cho rằng, sên biển ăn tảo, nhưng chúng không chỉ tiêu hóa tảo mà còn hấp thụ lục lạp của chúng vào người mình. Điều này cho phép sên có thể quang hợp để lấy năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời và sống sót qua khoảng thời gian không có cơ quan tiêu hóa.Trong thế giới động vật, khả năng tái tạo lại một cơ thể hoàn chỉnh không chỉ có ở nhóm sên biển sacoglossan. Một số loài sứa cũng có khả năng tương tự, nhưng quá trình ấy diễn ra sau khi sứa bị thương.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Sacoglossan còn có tên gọi khác là sên biển hút nhựa cây, có thể tìm thấy trên toàn thế giới ở các đại dương nhiệt đới và ôn đới, nhưng hầu hết các loài sống ở trung tâm Thái Bình Dương.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra sên biển có khả năng tái sinh vô cùng tuyệt vời. Chúng có thể tự rụng đầu rồi mọc lại toàn bộ cơ thể từ cổ trở xuống, bao gồm cả một quả tim và các cơ quan nội tạng mới trong 3 tuần.
Theo dõi hai loài sên biển có khả năng tái sinh toàn bộ cơ thể là Elysia cf. marginata và E. atroviridis, nhóm nghiên cứu phát hiện chúng đã tự làm tan mô quanh cổ để cắt đôi người mình.
Chỉ sau đó vài tiếng đồng hồ, đầu của những con sên bắt đầu bò đi kiếm ăn trở lại. Vết thương quanh cổ chúng sẽ lành trong vài ngày. Đến một tuần sau, thân của con sên sẽ mọc ra và trái tim được tái tạo.
Tuy nhiên, những con sên đã quá già, chúng không còn khả năng phục hồi lại. Sau khi phần thân bị rụng đi, những con sên già tiếp tục bò xung quanh nhưng không ăn gì. Chúng sẽ chết sau khoảng 10 ngày.
Trong khi đó, toàn bộ phần thân của cả sên non và sên gia sẽ chết trong vài tháng. Nhưng chúng vẫn có thể di chuyển trong khoảng thời gian đó, tim của chúng vẫn đập cho đến khi cơ thể bắt đầu bị phân hủy và thối rữa.
Nguyên nhân kích hoạt quá trình tự cắt bỏ của sên biển vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, giáo sư Yusa phát hiện tất cả những con sên biển tự chặt đầu đều bị nhiễm ký sinh trùng. Khi chúng mọc lại cơ thể, toàn bộ ký sinh trùng đã được làm sạch.
Một số cá thể E. atroviridis trong tự nhiên chỉ có ký sinh trên một số bộ phận của cơ thể. Chúng được cho là đã tự tiêu hóa các bộ phận cơ thể này rồi mọc lại. Ký sinh trùng được thải ra ngoài như phân mà không cần phải cắt đi toàn bộ cơ thể.
Để khẳng định sên biển không làm vậy để trốn tránh kẻ ăn thịt giống thằn lằn, giáo sư Yusa đã thả chúng vào môi trường chứa động vật săn mồi. Không có con sên biển nào tự cắt đầu mình trong toàn bộ thời gian ấy.
Thêm một câu hỏi nữa được đặt ra đó là tại sao những chiếc đầu của loài sên biển này có thể sống sót mà không có tim hay các cơ quan quan trọng khác.
Các nhà khoa học cho rằng, sên biển ăn tảo, nhưng chúng không chỉ tiêu hóa tảo mà còn hấp thụ lục lạp của chúng vào người mình. Điều này cho phép sên có thể quang hợp để lấy năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời và sống sót qua khoảng thời gian không có cơ quan tiêu hóa.
Trong thế giới động vật, khả năng tái tạo lại một cơ thể hoàn chỉnh không chỉ có ở nhóm sên biển sacoglossan. Một số loài sứa cũng có khả năng tương tự, nhưng quá trình ấy diễn ra sau khi sứa bị thương.