Chim công trắng đang bay lượn thì vô tình lọt vào khu vực của gấu trắng tại vườn thú Schoenbrunn ở thủ đô Viên, nước Áo. Không may mắn, con công bị gấu tóm gọn, xé nát ăn thịt. Con chim ban đầu cố gắng để bay khỏi vùng nguy hiểm, nhưng không thoát được bức tường và rơi xuống nước, nơi con gấu đang giương mắt chờ đợi. Trong những nỗ lực bay đi tuyệt vọng của con công, gấu trắng cái dùng một tay nắm chặt và hàm răng sắc nhọn “xỉa” thịt con mồi. Trong lúc ăn thịt chim công, gấu Bắc cực phải đối phó với gấu đực cũng muốn giành phần. Con vật nhanh chóng gặm mồi rồi bỏ trốn. Dùng miệng ngậm chặt con chim với đầy lông lá trong miệng, con vật chạy nước rút để một mình được thưởng thức trọn vẹn con mồi. Con vật “banh xẻ” con mồi, khiến lông trắng đẫm máu khi thưởng thức phía sau tảng đá. Con mồi đáng thương này là một loài công Ấn Độ bị chứng Leucism, làm biến đổi các tế bào sắc tố khiến chúng có lông bạch tạng. Nhiều du khách cảm thấy hãi hùng khi chứng kiến cảnh gấu Bắc cực đi vòng vòng với chiếc miệng lem luốc lông trắng của con mồi. Gấu đực lẽo đẽo theo sau con cái, cũng chính là bạn tình của nó để xem có thể hưởng sái chút nào không. Sau khi bị gấu chén thịt xong, người ta chỉ còn thấy lông chim nằm rải rác trên nền đất một cách thảm thương.
Chim công trắng đang bay lượn thì vô tình lọt vào khu vực của gấu trắng tại vườn thú Schoenbrunn ở thủ đô Viên, nước Áo. Không may mắn, con công bị gấu tóm gọn, xé nát ăn thịt.
Con chim ban đầu cố gắng để bay khỏi vùng nguy hiểm, nhưng không thoát được bức tường và rơi xuống nước, nơi con gấu đang giương mắt chờ đợi. Trong những nỗ lực bay đi tuyệt vọng của con công, gấu trắng cái dùng một tay nắm chặt và hàm răng sắc nhọn “xỉa” thịt con mồi.
Trong lúc ăn thịt chim công, gấu Bắc cực phải đối phó với gấu đực cũng muốn giành phần. Con vật nhanh chóng gặm mồi rồi bỏ trốn.
Dùng miệng ngậm chặt con chim với đầy lông lá trong miệng, con vật chạy nước rút để một mình được thưởng thức trọn vẹn con mồi.
Con vật “banh xẻ” con mồi, khiến lông trắng đẫm máu khi thưởng thức phía sau tảng đá.
Con mồi đáng thương này là một loài công Ấn Độ bị chứng Leucism, làm biến đổi các tế bào sắc tố khiến chúng có lông bạch tạng.
Nhiều du khách cảm thấy hãi hùng khi chứng kiến cảnh gấu Bắc cực đi vòng vòng với chiếc miệng lem luốc lông trắng của con mồi.
Gấu đực lẽo đẽo theo sau con cái, cũng chính là bạn tình của nó để xem có thể hưởng sái chút nào không.
Sau khi bị gấu chén thịt xong, người ta chỉ còn thấy lông chim nằm rải rác trên nền đất một cách thảm thương.