Trong thế giới loài ong, ong mật đực chỉ tồn tại với mục đích duy nhất là giao phối với ong chúa. Công việc của chúng khá nhàn nhã nên chúng sẽ là những kẻ đầu tiên phải “hy sinh” nếu trong tổ bị thiếu hụt thực phẩm.Tuy nhàn nhã nhưng ong mật đực phải trả giá bằng cả mạng sống của mình. Khi giao phối, con ong đực làm phồng cơ quan sinh dục lên khiến bụng bị rách và chẳng mấy chốc chết một cách đau đớn.Mỗi cá thể trong tổ ong đều có công việc của riêng mình. Riêng ong chúa có nhiệm vụ quan trọng nhất là sinh con đẻ cái nên nó phải giao phối cho đến khi tích lũy được 70 triệu tinh trùng từ nhiều con đực khác nhau.Ong mật là loài ong rất quen thuộc với chúng ta nhưng đó chỉ chiếm một phần nhỏ trong thế giới loài ong. Có tới 16.000 loài ong khác nhau và chỉ khoảng 5% trong số đó sống với nhau theo mô hình xã hội trong một cái tổ để hút mật hoa và làm mật ong.Trước những năm 1660, ong chúa vẫn được gọi là “ong vua” (ong đực) cho đến khi nhà nghiên cứu sinh vật học Hà Lan Jan Swammerdam giải phẫu một con “ong vua” và tìm ra buồng trứng của nó.Cụm từ “tuần trăng mật” (honeymoon) xuất phát từ một phong tục ở miền Bắc châu Âu cũ, trong đó một cặp vợ chồng mới cưới phải cùng nhau uống một chén mật ong mỗi ngày trong một tháng.Theo các nhà nghiên cứu Australia, loài ong không chỉ chăm chỉ mà còn là loài rất thông minh đến mức có thể nhận diện và ghi nhớ được khuôn mặt.Theo các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu quốc phòng tiên tiến, loài ong thực sự có khả năng phát hiện chất nổ. Chúng chỉ cần được đào tạo một cách thích hợp.Thuật ngữ “bee’s knees” với ý nghĩa giỏi giang nhất, nổi bật nhất do họa sĩ truyện tranh người Mỹ Tad Dorgan phát minh ra.Mọi loại đồ ăn, thực phẩm đều có hạn sử dụng, ngoại trừ mật ong. Các nhà khảo cổ đã từng tìm thấy một lọ mật ong hơn 2000 năm tuổi và mật ong trong đó vẫn rất ngon ngọt.
Trong thế giới loài ong, ong mật đực chỉ tồn tại với mục đích duy nhất là giao phối với ong chúa. Công việc của chúng khá nhàn nhã nên chúng sẽ là những kẻ đầu tiên phải “hy sinh” nếu trong tổ bị thiếu hụt thực phẩm.
Tuy nhàn nhã nhưng ong mật đực phải trả giá bằng cả mạng sống của mình. Khi giao phối, con ong đực làm phồng cơ quan sinh dục lên khiến bụng bị rách và chẳng mấy chốc chết một cách đau đớn.
Mỗi cá thể trong tổ ong đều có công việc của riêng mình. Riêng ong chúa có nhiệm vụ quan trọng nhất là sinh con đẻ cái nên nó phải giao phối cho đến khi tích lũy được 70 triệu tinh trùng từ nhiều con đực khác nhau.
Ong mật là loài ong rất quen thuộc với chúng ta nhưng đó chỉ chiếm một phần nhỏ trong thế giới loài ong. Có tới 16.000 loài ong khác nhau và chỉ khoảng 5% trong số đó sống với nhau theo mô hình xã hội trong một cái tổ để hút mật hoa và làm mật ong.
Trước những năm 1660, ong chúa vẫn được gọi là “ong vua” (ong đực) cho đến khi nhà nghiên cứu sinh vật học Hà Lan Jan Swammerdam giải phẫu một con “ong vua” và tìm ra buồng trứng của nó.
Cụm từ “tuần trăng mật” (honeymoon) xuất phát từ một phong tục ở miền Bắc châu Âu cũ, trong đó một cặp vợ chồng mới cưới phải cùng nhau uống một chén mật ong mỗi ngày trong một tháng.
Theo các nhà nghiên cứu Australia, loài ong không chỉ chăm chỉ mà còn là loài rất thông minh đến mức có thể nhận diện và ghi nhớ được khuôn mặt.
Theo các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu quốc phòng tiên tiến, loài ong thực sự có khả năng phát hiện chất nổ. Chúng chỉ cần được đào tạo một cách thích hợp.
Thuật ngữ “bee’s knees” với ý nghĩa giỏi giang nhất, nổi bật nhất do họa sĩ truyện tranh người Mỹ Tad Dorgan phát minh ra.
Mọi loại đồ ăn, thực phẩm đều có hạn sử dụng, ngoại trừ mật ong. Các nhà khảo cổ đã từng tìm thấy một lọ mật ong hơn 2000 năm tuổi và mật ong trong đó vẫn rất ngon ngọt.