Đảo Gaiola chỉ rộng 420.000 m2 có tên tiếng Italy là Isola della Gaiola. Trong khi một trong 2 đảo nhỏ thuộc đảo Gaiola sở hữu một biệt thự cũ kỹ, bị bỏ hoang thì đảo còn lại không có người ở. Có một cây cầu nhỏ nối liền 2 đảo nhỏ phân cách với nhau chỉ một vài mét. Cây cầu rất hẹp nhìn xa tưởng chừng như một cầu nối tự nhiên giữa 2 hòn đảo.Bên dưới hòn đảo Gaiola, chìm sâu trong lòng biển có một số công trình kiến trúc – di tích thời La Mã. Nhiều người tin rằng, nhà thơ, nhà ảo thuật Virgil thời La Mã từng giảng dạy tại đây. Đầu thế kỷ 19, hòn đảo là nơi ẩn cư của một ẩn sĩ được gọi là Wizard (Phù thủy). Vẻ đẹp và sự thanh bình của hòn đảo biến nó trở thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Song người dân địa phương tin rằng, hòn đảo bị ám một lời nguyền chết chóc, đáng sợ. Theo đó, lời nguyền khiến cho bất cứ ai sở hữu hoặc sống trên đảo sẽ chết sớm hoặc gặp tai ương.
Khởi nguồn của lời nguyền chết chóc đối với hòn đảo xinh đẹp bắt đầu vào những năm 1920 khi hàng loạt bất hạnh bị reo rắc tại đây. Đầu tiên là người đàn ông Thụy Sĩ tên là Hans Braun, chủ sở hữu hòn đảo bị giết hại dã man và bị bọc trong một tấm thảm. Một thời gian ngắn sau đó, vợ ông này bị chết đuối dưới biển.
Sau đó, chủ sở hữu tiếp theo của biệt thự trên đảo là Otto Grunback, người Đức đột tử vì đau tim. Lời nguyền tiếp tục reo rắc bất hạnh lên những chủ đảo tiếp theo bao gồm, ông trùm dược sĩ Maurice-Yves Sandoz - tự tử trong một bệnh viện tâm thần ở Thụy Sĩ, ông trùm nghành thép người Đức Baron Karl Paul Langheim...
Sau khi trở thánh chủ đảo mới, ông chủ hãng xe Fiat, Gianni Agnelli nhận tin cậu con trai tự vẫn; Tỷ phú Paul Getty sau khi mua đảo cũng gặp ngay bất hạnh khi cháu nội bị bắt cóc.
Chủ sở hữu cuối cùng của hòn đảo, Gianpasquale Grappone cũng chịu cảnh tù tội sau khi công ty bảo hiểm của ông phá sản.
Đảo Gaiola chỉ rộng 420.000 m2 có tên tiếng Italy là Isola della Gaiola. Trong khi một trong 2 đảo nhỏ thuộc đảo Gaiola sở hữu một biệt thự cũ kỹ, bị bỏ hoang thì đảo còn lại không có người ở.
Có một cây cầu nhỏ nối liền 2 đảo nhỏ phân cách với nhau chỉ một vài mét. Cây cầu rất hẹp nhìn xa tưởng chừng như một cầu nối tự nhiên giữa 2 hòn đảo.
Bên dưới hòn đảo Gaiola, chìm sâu trong lòng biển có một số công trình kiến trúc – di tích thời La Mã. Nhiều người tin rằng, nhà thơ, nhà ảo thuật Virgil thời La Mã từng giảng dạy tại đây. Đầu thế kỷ 19, hòn đảo là nơi ẩn cư của một ẩn sĩ được gọi là Wizard (Phù thủy).
Vẻ đẹp và sự thanh bình của hòn đảo biến nó trở thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Song người dân địa phương tin rằng, hòn đảo bị ám một lời nguyền chết chóc, đáng sợ. Theo đó, lời nguyền khiến cho bất cứ ai sở hữu hoặc sống trên đảo sẽ chết sớm hoặc gặp tai ương.
Khởi nguồn của lời nguyền chết chóc đối với hòn đảo xinh đẹp bắt đầu vào những năm 1920 khi hàng loạt bất hạnh bị reo rắc tại đây. Đầu tiên là người đàn ông Thụy Sĩ tên là Hans Braun, chủ sở hữu hòn đảo bị giết hại dã man và bị bọc trong một tấm thảm. Một thời gian ngắn sau đó, vợ ông này bị chết đuối dưới biển.
Sau đó, chủ sở hữu tiếp theo của biệt thự trên đảo là Otto Grunback, người Đức đột tử vì đau tim. Lời nguyền tiếp tục reo rắc bất hạnh lên những chủ đảo tiếp theo bao gồm, ông trùm dược sĩ Maurice-Yves Sandoz - tự tử trong một bệnh viện tâm thần ở Thụy Sĩ, ông trùm nghành thép người Đức Baron Karl Paul Langheim...
Sau khi trở thánh chủ đảo mới, ông chủ hãng xe Fiat, Gianni Agnelli nhận tin cậu con trai tự vẫn; Tỷ phú Paul Getty sau khi mua đảo cũng gặp ngay bất hạnh khi cháu nội bị bắt cóc.
Chủ sở hữu cuối cùng của hòn đảo, Gianpasquale Grappone cũng chịu cảnh tù tội sau khi công ty bảo hiểm của ông phá sản.