Gà lôi tai nâu có tên khoa học là Crossoptilon Mantchuricum. Đây là giống gà đặc hữu của Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Trung Quốc. Chúng thích sống ở những rừng lá kim có độ cao từ 1.100-2.600m so với mực nước biển.Gà lôi tai nâu trưởng thành có chiều dài từ 96 - 100cm. Chúng có bộ lông pha trộn giữa màu nâu sẫm, màu kem và màu đen. Chân của gà lôi tai nâu có màu đỏ. Xung quanh viền mắt có màu đỏ và hai bên tai của gà lôi tai nâu có 2 chỏm lông dài màu trắng trông rất đẹp mắt.Gà lôi tai nâu thường sống thành bầy đàn. Mỗi lứa gà thường đẻ từ 5-8 trứng. Trứng sẽ nở sau 28 ngày ấp. Thức ăn của gà lôi tai nâu là các loại hạt, rễ, củ, lá cây… Gà lôi tai nâu bị đe dọa bởi nạn săn bắn. Chúng được đưa vào sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).Ngoài gà lôi tai nâu, Trung Quốc còn sở hữu một giống gà khác quý hiếm không kém là gà Vũ Sơn. Gà Vũ Sơn chủ yếu phân bố và sinh trưởng ở thị trấn Thái Hòa, tỉnh Giang Tây. Gà Vũ Sơn còn được người dân gọi là gà lông trắng xương đen, rất quý hiếm, được cho là có lịch sử chăn nuôi hơn 500 năm.
Giống gà này thậm chí còn được đem trưng bày tại Hội chợ Thế giới Panama năm 1915. Khác với hầu hết các loại gà thông thường, gà Vũ Sơn có vóc dáng đặc biệt, là giống thuần chủng có đặc điểm như lông phượng hoàng, mềm mượt, nhiều xương, da đen, lông trắng, mào đen.Kết cấu thịt gà Vũ Sơn rất tinh tế, giá trị dinh dưỡng cao, chứa tới 17 loại axit amin và là một vị thuốc bổ trong y học. Trong đông y, thịt gà Vũ Sơn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ khí ích huyết, chữa các bệnh về gan thận, điều trị bệnh phụ khoa, bệnh lao, tim phổi, thoái hoá thần kinh, còi xương ở trẻ em…Thông thường, thịt gà Vũ Sơn được mang đi hầm với một số loại nguyên liệu có tác dụng bồi bổ cơ thể. Kết cấu thịt mềm, thơm, hương vị đặc biệt nên ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Vì số lượng bán ra thị trường hạn chế nên giá thành của nó tương đối cao.
Gà lôi tai nâu có tên khoa học là Crossoptilon Mantchuricum. Đây là giống gà đặc hữu của Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Trung Quốc. Chúng thích sống ở những rừng lá kim có độ cao từ 1.100-2.600m so với mực nước biển.
Gà lôi tai nâu trưởng thành có chiều dài từ 96 - 100cm. Chúng có bộ lông pha trộn giữa màu nâu sẫm, màu kem và màu đen. Chân của gà lôi tai nâu có màu đỏ. Xung quanh viền mắt có màu đỏ và hai bên tai của gà lôi tai nâu có 2 chỏm lông dài màu trắng trông rất đẹp mắt.
Gà lôi tai nâu thường sống thành bầy đàn. Mỗi lứa gà thường đẻ từ 5-8 trứng. Trứng sẽ nở sau 28 ngày ấp. Thức ăn của gà lôi tai nâu là các loại hạt, rễ, củ, lá cây… Gà lôi tai nâu bị đe dọa bởi nạn săn bắn. Chúng được đưa vào sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Ngoài gà lôi tai nâu, Trung Quốc còn sở hữu một giống gà khác quý hiếm không kém là gà Vũ Sơn. Gà Vũ Sơn chủ yếu phân bố và sinh trưởng ở thị trấn Thái Hòa, tỉnh Giang Tây. Gà Vũ Sơn còn được người dân gọi là gà lông trắng xương đen, rất quý hiếm, được cho là có lịch sử chăn nuôi hơn 500 năm.
Giống gà này thậm chí còn được đem trưng bày tại Hội chợ Thế giới Panama năm 1915. Khác với hầu hết các loại gà thông thường, gà Vũ Sơn có vóc dáng đặc biệt, là giống thuần chủng có đặc điểm như lông phượng hoàng, mềm mượt, nhiều xương, da đen, lông trắng, mào đen.
Kết cấu thịt gà Vũ Sơn rất tinh tế, giá trị dinh dưỡng cao, chứa tới 17 loại axit amin và là một vị thuốc bổ trong y học. Trong đông y, thịt gà Vũ Sơn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ khí ích huyết, chữa các bệnh về gan thận, điều trị bệnh phụ khoa, bệnh lao, tim phổi, thoái hoá thần kinh, còi xương ở trẻ em…
Thông thường, thịt gà Vũ Sơn được mang đi hầm với một số loại nguyên liệu có tác dụng bồi bổ cơ thể. Kết cấu thịt mềm, thơm, hương vị đặc biệt nên ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Vì số lượng bán ra thị trường hạn chế nên giá thành của nó tương đối cao.