Nghiên cứu cho biết vùng đệm bảo vệ nước Mỹ này nằm dọc theo các đường bờ biển bao quanh các bang ở vịnh Mexico (Gulf Coast ở các bang tô màu xanh dương sáng) và miền Đông nước Mỹ (East Coast ở các bang được tô màu gần Thái Bình Dương). Sau đây là 3 hình ảnh đơn giản về tác dụng của hàng rào tự nhiên này.
Bình thường nhiệt độ bề mặt nước biển ấm áp ở vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương sẽ hỗ trợ cho phần trung tâm của các cơn bão đang lớn dần về sức nóng và độ ẩm.Nhưng sự biến dạng gió thổi dọc (thay đổi của gió về tốc độ, hướng đi) và nhiệt độ vùng biển mát lạnh ở các đường bờ biển sẽ tạo thành hàng rào vô hình ngăn các cơn bão mạnh hơn khi tiến gần nước Mỹ.Hàng rào này lớn dần theo sức bão, nghĩa là khi bão hoạt động mạnh, nhiệt độ vùng biển gần đường bờ biển càng mát hơn và sự biến dạng gió cũng lớn hơn. Ngược lại, khi bão yếu, nhiệt độ bề mặt biển sẽ tăng và sự biến dạng gió sẽ giảm.Một ví dụ là bão Hurrican Matthew gây chấn động nước Mỹ hồi tháng 10 năm ngoái đã giảm sức mạnh từ cấp 4 khi ở gần Haiti xuống còn gấp 1 khi lại gần nước Mỹ. (Ảnh: wunderground)Hàng rào hay vùng đệm này sẽ lớn mạnh nhất trong những thời kỳ bão hoạt động tích cực, trưởng nhóm nghiên cứu James Kossin đến từ trung tâm quốc gia về thông tin môi trường của NOAA cho biết. Theo ông, “đây là hiện tượng ngẫu nhiên đáng chú ý với những người cư trú dọc theo bờ biển nước Mỹ. Hệ thống khí hậu sẽ tạo thêm sức mạnh bảo vệ trước nguy cơ bão trong suốt những thời kỳ mà các hoạt động bão trải dài lưu vực Thái Bình Dương sôi động nhất”.Giai đoạn bão hoạt động cao ở Thái Bình Dương bắt đầu từ giữa thập niên 1990, đến nay là gần 20 năm. Sự phát triển của vùng đệm vô hình đã giải thích được lý do vì sao các cơn bão lớn ít đổ bộ vào Mỹ trong gần 12 năm qua (bão lớn là bão có sức gió từ 178,6 km/h trở lên). Trước đó, trong những thời kỳ vắng bão như từ cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 90, chỉ một vài cơn bão xoáy cũng có thể lớn mạnh thành "quái vật" như bão Andrew cấp độ 5 đã càn quét miền Nam Florida hồi năm 1992.
Nhiều nhà khoa học không tham gia vào dự án đã cho rằng đây là một nghiên cứu thú vi, hữu ích và có ý nghĩa. Tuy nhiên, Kossin cho biết vùng đệm bảo vệ này chỉ phát huy tác dụng tại nước Mỹ mà không ảnh hưởng tới những khu vực khác cũng bị bão quét qua như vùng biển Caribbearn hay Mỹ latinh.
Nghiên cứu cho biết vùng đệm bảo vệ nước Mỹ này nằm dọc theo các đường bờ biển bao quanh các bang ở vịnh Mexico (Gulf Coast ở các bang tô màu xanh dương sáng) và miền Đông nước Mỹ (East Coast ở các bang được tô màu gần Thái Bình Dương). Sau đây là 3 hình ảnh đơn giản về tác dụng của hàng rào tự nhiên này.
Bình thường nhiệt độ bề mặt nước biển ấm áp ở vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương sẽ hỗ trợ cho phần trung tâm của các cơn bão đang lớn dần về sức nóng và độ ẩm.
Nhưng sự biến dạng gió thổi dọc (thay đổi của gió về tốc độ, hướng đi) và nhiệt độ vùng biển mát lạnh ở các đường bờ biển sẽ tạo thành hàng rào vô hình ngăn các cơn bão mạnh hơn khi tiến gần nước Mỹ.
Hàng rào này lớn dần theo sức bão, nghĩa là khi bão hoạt động mạnh, nhiệt độ vùng biển gần đường bờ biển càng mát hơn và sự biến dạng gió cũng lớn hơn. Ngược lại, khi bão yếu, nhiệt độ bề mặt biển sẽ tăng và sự biến dạng gió sẽ giảm.
Một ví dụ là bão Hurrican Matthew gây chấn động nước Mỹ hồi tháng 10 năm ngoái đã giảm sức mạnh từ cấp 4 khi ở gần Haiti xuống còn gấp 1 khi lại gần nước Mỹ. (Ảnh: wunderground)
Hàng rào hay vùng đệm này sẽ lớn mạnh nhất trong những thời kỳ bão hoạt động tích cực, trưởng nhóm nghiên cứu James Kossin đến từ trung tâm quốc gia về thông tin môi trường của NOAA cho biết. Theo ông, “đây là hiện tượng ngẫu nhiên đáng chú ý với những người cư trú dọc theo bờ biển nước Mỹ. Hệ thống khí hậu sẽ tạo thêm sức mạnh bảo vệ trước nguy cơ bão trong suốt những thời kỳ mà các hoạt động bão trải dài lưu vực Thái Bình Dương sôi động nhất”.
Giai đoạn bão hoạt động cao ở Thái Bình Dương bắt đầu từ giữa thập niên 1990, đến nay là gần 20 năm. Sự phát triển của vùng đệm vô hình đã giải thích được lý do vì sao các cơn bão lớn ít đổ bộ vào Mỹ trong gần 12 năm qua (bão lớn là bão có sức gió từ 178,6 km/h trở lên). Trước đó, trong những thời kỳ vắng bão như từ cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 90, chỉ một vài cơn bão xoáy cũng có thể lớn mạnh thành "quái vật" như bão Andrew cấp độ 5 đã càn quét miền Nam Florida hồi năm 1992.
Nhiều nhà khoa học không tham gia vào dự án đã cho rằng đây là một nghiên cứu thú vi, hữu ích và có ý nghĩa. Tuy nhiên, Kossin cho biết vùng đệm bảo vệ này chỉ phát huy tác dụng tại nước Mỹ mà không ảnh hưởng tới những khu vực khác cũng bị bão quét qua như vùng biển Caribbearn hay Mỹ latinh.