Ve sầu hay còn gọi là kim thiền là một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh trong có nhiều vân. Có khoảng hơn 2.000 loài ve sầu trên thế giới.Điểm đặc biệt đầu tiên là ve sầu có vòng đời khá dài, khoảng 3-5 năm, nhiều loài lên đến gần 20 năm, nhưng phần lớn thời gian chúng sống dưới lòng đất, thời gian sống trên mặt đất chỉ vài tuần. Điều này thể hiện trong cách sinh sản của chúng. Sau khi giao phối ve cái sẽ đào những rãnh nhỏ trên vỏ cây và đẻ trứng vào đó. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống và ẩn sâu vào trong đất. Khi đạt đến độ tuổi chín muồi, chúng trồi lên mặt đất trong vài tuần để rũ bỏ bộ cánh cũ và kết đôi, sinh sản hậu duệ rồi chết.Thời gian lột xác thành ve sầu trưởng thành thường diễn ra vào khoảng tháng 5- 6 hàng năm. Đây chính là khoảng thời gian chúng phát ra âm thanh inh ỏi. Với con người âm thanh của ve sầu rất khó chịu, nhưng đây lại là tiếng kêu quyến rũ bạn tình của ve sầu.Các nhà khoa học đã mất nhiều năm để giải mã những “bài ca tình yêu” của ve sầu và vô cùng sửng sốt khi biết được âm thanh tiếng kêu của chúng có thể đạt tới 100dB. Thậm chí, tiếng kêu của ve sầu châu Phi có cường độ âm thanh khoảng 120bB ở cự ly gần, cao hơn cả nhạc trong vũ trường.Các nhà khoa học cũng phát hiện, khác với các loài côn trùng khác, như dế, tạo âm thanh bằng cách cọ xát hai cánh vào nhau. Cách tạo âm thanh của ve sầu rất đặc biệt. Ve đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái "loa" làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh.Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho âm thanh của mình. Mỗi giống ve có một tiếng kêu, cường độ là khác nhau để mời gọi bạn tình.Trong thế giới côn trùng, có loài có ích, có loài gây phiền toái, có loài gây bệnh. Ve sầu chỉ gây phiền phức bởi tiếng kêu ra rả chứ không cắn, đốt gây bệnh như một số loại côn trùng khác. Vì thế, ở nông thôn, người ta còn bắt ve sầu cho trẻ nhỏ chơi. Tuy gây phiền toái nhưng ve sầu chứa hàm lượng protein rất cao cùng nhiều các chất khác như carbohydrate kẽm, canxi... Có một thời gian ở Việt Nam rộ lên "mốt" ăn côn trùng, trong đó có ăn ve sầu.Ve sầu cũng được biết đến là một loại dược liệu quý với tên thuốc trách thiền, dùng trong các bài thuốc chữa chứng đau đầu chóng mặt, chữa kinh phong co giật, cảm mạo, viêm khí quản, mất tiếng hay mắt có màng mộng...Mời độc giả xem video:Ấm lòng những suất cơm nhân ái mùa dịch COVID-19. Nguồn: VTV24.
Ve sầu hay còn gọi là kim thiền là một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh trong có nhiều vân. Có khoảng hơn 2.000 loài ve sầu trên thế giới.
Điểm đặc biệt đầu tiên là ve sầu có vòng đời khá dài, khoảng 3-5 năm, nhiều loài lên đến gần 20 năm, nhưng phần lớn thời gian chúng sống dưới lòng đất, thời gian sống trên mặt đất chỉ vài tuần. Điều này thể hiện trong cách sinh sản của chúng.
Sau khi giao phối ve cái sẽ đào những rãnh nhỏ trên vỏ cây và đẻ trứng vào đó. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống và ẩn sâu vào trong đất. Khi đạt đến độ tuổi chín muồi, chúng trồi lên mặt đất trong vài tuần để rũ bỏ bộ cánh cũ và kết đôi, sinh sản hậu duệ rồi chết.
Thời gian lột xác thành ve sầu trưởng thành thường diễn ra vào khoảng tháng 5- 6 hàng năm. Đây chính là khoảng thời gian chúng phát ra âm thanh inh ỏi. Với con người âm thanh của ve sầu rất khó chịu, nhưng đây lại là tiếng kêu quyến rũ bạn tình của ve sầu.
Các nhà khoa học đã mất nhiều năm để giải mã những “bài ca tình yêu” của ve sầu và vô cùng sửng sốt khi biết được âm thanh tiếng kêu của chúng có thể đạt tới 100dB. Thậm chí, tiếng kêu của ve sầu châu Phi có cường độ âm thanh khoảng 120bB ở cự ly gần, cao hơn cả nhạc trong vũ trường.
Các nhà khoa học cũng phát hiện, khác với các loài côn trùng khác, như dế, tạo âm thanh bằng cách cọ xát hai cánh vào nhau. Cách tạo âm thanh của ve sầu rất đặc biệt. Ve đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái "loa" làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh.
Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho âm thanh của mình. Mỗi giống ve có một tiếng kêu, cường độ là khác nhau để mời gọi bạn tình.
Trong thế giới côn trùng, có loài có ích, có loài gây phiền toái, có loài gây bệnh. Ve sầu chỉ gây phiền phức bởi tiếng kêu ra rả chứ không cắn, đốt gây bệnh như một số loại côn trùng khác. Vì thế, ở nông thôn, người ta còn bắt ve sầu cho trẻ nhỏ chơi.
Tuy gây phiền toái nhưng ve sầu chứa hàm lượng protein rất cao cùng nhiều các chất khác như carbohydrate kẽm, canxi... Có một thời gian ở Việt Nam rộ lên "mốt" ăn côn trùng, trong đó có ăn ve sầu.
Ve sầu cũng được biết đến là một loại dược liệu quý với tên thuốc trách thiền, dùng trong các bài thuốc chữa chứng đau đầu chóng mặt, chữa kinh phong co giật, cảm mạo, viêm khí quản, mất tiếng hay mắt có màng mộng...
Mời độc giả xem video:Ấm lòng những suất cơm nhân ái mùa dịch COVID-19. Nguồn: VTV24.