Hà thủ ô còn được biết đến với một số tên gọi khác như giao đằng, địa tinh, dạ hợp. Đây là cây vị thuốc và có hai loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Hà thủ ô đỏ thuộc họ rau dăm, là cây dây leo, sống nhiều năm.Loài cây này mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Hà thủ ô đỏ có ba công dụng chính là làm đen râu tóc, có lợi cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, hà thủ ô đỏ còn có thể chữa suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh, bổ tim,... Hà thủ trắng thường gọi là nam hà thủ ô hoặc dây sữa bò. Đây là loại dây leo nhỏ, tự quấn, thân màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, có nhiều lông mịn, lá hình bầu dục, hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt. Hà thủ ô không chứa độc tính. Rễ (củ) hà thủ ô giầu sắt, kẽm, và chất chống ô-xy hóa. Nếu dùng hà thủ ô với lượng vừa phải, thường xuyên và trong nhiều năm tháng sẽ mang lại kết quả chống lão hóa đáng kể.Hiện nay, hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía bắc và cả ở phía nam, đặc biệt phát triển tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.Hà thủ ô là dược liệu quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, vị thuốc quý này đang bị làm giả để trục lợi.
Hà thủ ô còn được biết đến với một số tên gọi khác như giao đằng, địa tinh, dạ hợp. Đây là cây vị thuốc và có hai loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng.
Hà thủ ô đỏ thuộc họ rau dăm, là cây dây leo, sống nhiều năm.Loài cây này mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang.
Hà thủ ô đỏ có ba công dụng chính là làm đen râu tóc, có lợi cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, hà thủ ô đỏ còn có thể chữa suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh, bổ tim,...
Hà thủ trắng thường gọi là nam hà thủ ô hoặc dây sữa bò. Đây là loại dây leo nhỏ, tự quấn, thân màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, có nhiều lông mịn, lá hình bầu dục, hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt.
Hà thủ ô không chứa độc tính. Rễ (củ) hà thủ ô giầu sắt, kẽm, và chất chống ô-xy hóa. Nếu dùng hà thủ ô với lượng vừa phải, thường xuyên và trong nhiều năm tháng sẽ mang lại kết quả chống lão hóa đáng kể.
Hiện nay, hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía bắc và cả ở phía nam, đặc biệt phát triển tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.
Hà thủ ô là dược liệu quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, vị thuốc quý này đang bị làm giả để trục lợi.