Sứa Atolla. Loài này khá phổ biến. Nó có thể được tìm thấy ở mọi đại dương trên thế giới, dưới mặt nước biển 700 m. Cũng như nhiều loài động vật độc lạ dưới biển sâu, sứa Atolla có thể phát sáng. Tuy nhiên, chúng không sử dụng ánh sáng của mình để bắt mồi mà để chạy trốn. Khi bị bắt, nó phát ra những luồng ánh sáng rất đẹp để thu hút những con cá lớn hơn đến ăn thịt kẻ thù của mình.Cá băng tuyết Bắc băng dương. Như tên gọi của chúng, loài này sống ở những vùng nước sâu thuộc vùng biển Bắc băng dương, với nhiệt độ thường xuyên là nhiệt độ âm và ở độ sâu 1 km. Loài này hoàn toàn không có màu, kể cả máu của nó cũng không màu. Máu của chúng có chứa protein chống đông. Đây là nguyên nhân vì sao chúng có thể sống ở những nơi lạnh như thế mà không bị đông cứng.Tôm hoàng gia. Hình dáng nhiều màu sắc của loài tôm này khiến chúng trông giống như một cây kẹo. Loài này chỉ sống trên lưng của một con sên biển có tên gọi Hexabranchus marginatus. Loài sên này ít có kẻ thủ bởi nó hấp thụ chất độc từ máu của mình.Sên biển rồng xanh. Loài sên biển rồng này thay vì ăn các loại động vật nhỏ hơn thì lại tìm cách tấn công con vật lớn hơn và nguy hiểm hơn mà nó có thể tìm được, như loài Man o’war Bồ Đào Nha và nếu không có con man o’war ở quanh, chúng sẽ ăn thịt những con sên rồng biển khác. Khi ăn xúc tu của con Man o’war, chúng hấp thụ được các tế bào chứa độc tố và giữ nó trong cơ thể để sử dụng cho mục đích tự vệ khi bị tấn công. Khác với các loài sên khác, sên biển rồng xanh nuốt các quả bóng khí và trôi lơ lửng ngay dưới bề mặt biển.Sên biển Felimare picta. Loài này sống ở vùng nước ấm, cận nhiệt , đặc biệt ở vùng Địa Trung hải và vịnh Mexico. Loài này khá nhỏ, chỉ dài khoàng 20 cm. Tuy là động vật thân mềm nhưng thay vì dùng vỏ để tự vệ, loài này tiết ra axit.Gorgonian Wrapper. Loài này sống ở vùng biển Đông Nam Á-Thái Bình Dương. Nó có khả năng sản sinh ra tế bào cnidocyte, một dạng chất nổ độc. Các tế bào cnidocyte nằm trên các xúc tu của loài này. Chỉ cần một con cá lại gần đám xúc tu này, nó sẽ phóng ra chất độc là các tế bào cnidocyte trong thời gian chưa đến 700 nano giây (1 nano giây bằng 1/1tỉ giây). Các tế bào này nổ khiến con mồi hoàn toàn tê liệt.Wunderpus photogenicus là một trong những loài bạch tuộc ăn thịt hiếm hoi sống ở gần bờ biển Philippines. Nó dễ dàng đổi màu cơ thể để tiện cho việc ngụy trang. Đặc biệt dải màu trắng trên lưng của nó là đặc trưng cho mỗi con, giống như vân tay người.Cá sư tử. Loài này hầu như không có kẻ thù tự nhiên. Với sự phát triển chóng mặt của nó, các nhà nghiên cứu Honduras đã buộc phải huấn luyện cá mập ăn thịt loài này. Thực tế là kẻ thù duy nhất của loài này là chính nó: khi thiếu thức ăn, chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau.Siphonophore khổng lồ. Loài này có chiều dài tới 40m, dài bằng một tòa nhà 13 tầng và dài hơn cả loài cá voi xanh-động vật có xương sống lớn nhất thế giới. Tuy nhiên Siphonophore không phải là một con vật riêng lẻ, nó là tập hợp của hàng triệu sinh vật được gọi là zooids. Mỗi một nhóm zooids có một chức năng riêng: nhóm thì chuyên tiêu hóa thức ăn, nhóm chuyên ăn, nhóm chuyên bảo vệ cơ thể. Loài này sống dưới sâu, khi mang lên gần mặt nước, chúng nổ như bóng do thiếu áp suất nên việc nghiên cứu chúng là rất khó khăn.Sâu Bobbit. Loài này có thể dài tới 3m. Nó sống ở dưới đáy biển nhưng lại để một phần cơ thể của mình lơ lửng trên mặt nước. Khi một con cá bơi qua, nó sẽ lấy 2 “gọng kìm” của mình để kéo con cá xuống nước. Chúng hay ẩn mình trong đá và sỏi lấy về từ đại dương nên ít khi bị phát hiện. Năm 2009, một con sâu bobbit khổng lồ đã được phát hiện trong bể cá Rặng san hô xanh, Anh sau khi các nhân viên ở đây đi tìm lý do vì sao cá trong bể lại biến mất bí ẩn đến vậy. Mời quý vị xem video: Động vật biết dùng mưu kế cao siêu. Nguồn video: Cuộc sống thực
Sứa Atolla. Loài này khá phổ biến. Nó có thể được tìm thấy ở mọi đại dương trên thế giới, dưới mặt nước biển 700 m. Cũng như nhiều loài động vật độc lạ dưới biển sâu, sứa Atolla có thể phát sáng. Tuy nhiên, chúng không sử dụng ánh sáng của mình để bắt mồi mà để chạy trốn. Khi bị bắt, nó phát ra những luồng ánh sáng rất đẹp để thu hút những con cá lớn hơn đến ăn thịt kẻ thù của mình.
Cá băng tuyết Bắc băng dương. Như tên gọi của chúng, loài này sống ở những vùng nước sâu thuộc vùng biển Bắc băng dương, với nhiệt độ thường xuyên là nhiệt độ âm và ở độ sâu 1 km. Loài này hoàn toàn không có màu, kể cả máu của nó cũng không màu. Máu của chúng có chứa protein chống đông. Đây là nguyên nhân vì sao chúng có thể sống ở những nơi lạnh như thế mà không bị đông cứng.
Tôm hoàng gia. Hình dáng nhiều màu sắc của loài tôm này khiến chúng trông giống như một cây kẹo. Loài này chỉ sống trên lưng của một con sên biển có tên gọi Hexabranchus marginatus. Loài sên này ít có kẻ thủ bởi nó hấp thụ chất độc từ máu của mình.
Sên biển rồng xanh. Loài sên biển rồng này thay vì ăn các loại động vật nhỏ hơn thì lại tìm cách tấn công con vật lớn hơn và nguy hiểm hơn mà nó có thể tìm được, như loài Man o’war Bồ Đào Nha và nếu không có con man o’war ở quanh, chúng sẽ ăn thịt những con sên rồng biển khác. Khi ăn xúc tu của con Man o’war, chúng hấp thụ được các tế bào chứa độc tố và giữ nó trong cơ thể để sử dụng cho mục đích tự vệ khi bị tấn công. Khác với các loài sên khác, sên biển rồng xanh nuốt các quả bóng khí và trôi lơ lửng ngay dưới bề mặt biển.
Sên biển Felimare picta. Loài này sống ở vùng nước ấm, cận nhiệt , đặc biệt ở vùng Địa Trung hải và vịnh Mexico. Loài này khá nhỏ, chỉ dài khoàng 20 cm. Tuy là động vật thân mềm nhưng thay vì dùng vỏ để tự vệ, loài này tiết ra axit.
Gorgonian Wrapper. Loài này sống ở vùng biển Đông Nam Á-Thái Bình Dương. Nó có khả năng sản sinh ra tế bào cnidocyte, một dạng chất nổ độc. Các tế bào cnidocyte nằm trên các xúc tu của loài này. Chỉ cần một con cá lại gần đám xúc tu này, nó sẽ phóng ra chất độc là các tế bào cnidocyte trong thời gian chưa đến 700 nano giây (1 nano giây bằng 1/1tỉ giây). Các tế bào này nổ khiến con mồi hoàn toàn tê liệt.
Wunderpus photogenicus là một trong những loài bạch tuộc ăn thịt hiếm hoi sống ở gần bờ biển Philippines. Nó dễ dàng đổi màu cơ thể để tiện cho việc ngụy trang. Đặc biệt dải màu trắng trên lưng của nó là đặc trưng cho mỗi con, giống như vân tay người.
Cá sư tử. Loài này hầu như không có kẻ thù tự nhiên. Với sự phát triển chóng mặt của nó, các nhà nghiên cứu Honduras đã buộc phải huấn luyện cá mập ăn thịt loài này. Thực tế là kẻ thù duy nhất của loài này là chính nó: khi thiếu thức ăn, chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau.
Siphonophore khổng lồ. Loài này có chiều dài tới 40m, dài bằng một tòa nhà 13 tầng và dài hơn cả loài cá voi xanh-động vật có xương sống lớn nhất thế giới. Tuy nhiên Siphonophore không phải là một con vật riêng lẻ, nó là tập hợp của hàng triệu sinh vật được gọi là zooids. Mỗi một nhóm zooids có một chức năng riêng: nhóm thì chuyên tiêu hóa thức ăn, nhóm chuyên ăn, nhóm chuyên bảo vệ cơ thể. Loài này sống dưới sâu, khi mang lên gần mặt nước, chúng nổ như bóng do thiếu áp suất nên việc nghiên cứu chúng là rất khó khăn.
Sâu Bobbit. Loài này có thể dài tới 3m. Nó sống ở dưới đáy biển nhưng lại để một phần cơ thể của mình lơ lửng trên mặt nước. Khi một con cá bơi qua, nó sẽ lấy 2 “gọng kìm” của mình để kéo con cá xuống nước. Chúng hay ẩn mình trong đá và sỏi lấy về từ đại dương nên ít khi bị phát hiện. Năm 2009, một con sâu bobbit khổng lồ đã được phát hiện trong bể cá Rặng san hô xanh, Anh sau khi các nhân viên ở đây đi tìm lý do vì sao cá trong bể lại biến mất bí ẩn đến vậy.
Mời quý vị xem video: Động vật biết dùng mưu kế cao siêu. Nguồn video: Cuộc sống thực