Voọc mũi hếch vàng (Rhinopithecus roxellana) là loài động vật kỳ dị chỉ được tìm thấy trong rừng trung tâm và tây nam Trung Quốc, cụ thể là dãy núi Qinling của tỉnh Thiểm Tây. Chúng thường sống thành đàn từ hàng trăm tới hàng ngàn con.Nghiên cứu cho thấy loài khỉ đang bị đe dọa này có thể hưởng lợi từ chương trình bảo vệ gấu trúc bởi chúng cùng sống ở các vùng trên độ cao 1.500-3.400 mét.Một con trĩ tai xanh (Crossoptilon auritum) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Wanglang ở tỉnh Tứ Xuyên. Khu bảo tồn này được thành lập vào năm 1965 nhằm bảo vệ gấu trúc cùng các loài chim này sống trong vùng núi của miền trung Trung Quốc.Đương nhiên, chúng ta không thể không nhắc đến loài gấu trúc khổng lồ đáng yêu nhưng cũng rất dễ bị tổn thương.Trung Quốc đã dành nguồn lực rất lớn vào việc bảo vệ gấu trúc, trong đó có chương trình các vườn thú trên thế giới mượn gấu trúc để sinh sản.Linh ngưu hay còn gọi là trâu rừng Tây Tạng (Budorcas taxicolor tibetana) hiếm khi ra khỏi khu vực sinh sống của mình. Chúng có thể dễ dàng chinh phục các sườn dốc trong tuyết và thường đi lang thang ở độ cao 4.267 m.Chiếc mõm lớn giúp linh ngưu làm ấm không khí khi hô hấp cùng với bộ lông hai lớp cực dày. Do chúng sống ở nơi hoang vu, lạnh giá nên có rất ít nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu loài này.Chim chích lưng nâu (Ptunella Immaculata) sinh sống khắp một vùng rộng lớn từ Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar đến Nepal.Cừu Bharal (Pseudois nayaur) được tìm thấy trên dãy Himalaya cao của Nepal, Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, và Bhutan.Khỉ Tây Tạng (Macaca thibetana) đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn phá rừng ở phía đông Trung Quốc. Loài động vật dành hầu hết thời gian ở dưới mặt đất và ngủ trong các hang động.Có nguồn gốc ở Trung Quốc, gà lôi vàng hiện đang sống ở các vùng xa xôi như Hoa Kỳ, New Zealand và Peru. Con đực có bộ lông màu đỏ và màu vàng sặc sỡ, trong khi con cái có bộ lông màu nâu xỉn khiêm tốn.
Voọc mũi hếch vàng (Rhinopithecus roxellana) là loài động vật kỳ dị chỉ được tìm thấy trong rừng trung tâm và tây nam Trung Quốc, cụ thể là dãy núi Qinling của tỉnh Thiểm Tây. Chúng thường sống thành đàn từ hàng trăm tới hàng ngàn con.
Nghiên cứu cho thấy loài khỉ đang bị đe dọa này có thể hưởng lợi từ chương trình bảo vệ gấu trúc bởi chúng cùng sống ở các vùng trên độ cao 1.500-3.400 mét.
Một con trĩ tai xanh (Crossoptilon auritum) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Wanglang ở tỉnh Tứ Xuyên. Khu bảo tồn này được thành lập vào năm 1965 nhằm bảo vệ gấu trúc cùng các loài chim này sống trong vùng núi của miền trung Trung Quốc.
Đương nhiên, chúng ta không thể không nhắc đến loài gấu trúc khổng lồ đáng yêu nhưng cũng rất dễ bị tổn thương.
Trung Quốc đã dành nguồn lực rất lớn vào việc bảo vệ gấu trúc, trong đó có chương trình các vườn thú trên thế giới mượn gấu trúc để sinh sản.
Linh ngưu hay còn gọi là trâu rừng Tây Tạng (Budorcas taxicolor tibetana) hiếm khi ra khỏi khu vực sinh sống của mình. Chúng có thể dễ dàng chinh phục các sườn dốc trong tuyết và thường đi lang thang ở độ cao 4.267 m.
Chiếc mõm lớn giúp linh ngưu làm ấm không khí khi hô hấp cùng với bộ lông hai lớp cực dày. Do chúng sống ở nơi hoang vu, lạnh giá nên có rất ít nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu loài này.
Chim chích lưng nâu (Ptunella Immaculata) sinh sống khắp một vùng rộng lớn từ Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar đến Nepal.
Cừu Bharal (Pseudois nayaur) được tìm thấy trên dãy Himalaya cao của Nepal, Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, và Bhutan.
Khỉ Tây Tạng (Macaca thibetana) đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn phá rừng ở phía đông Trung Quốc. Loài động vật dành hầu hết thời gian ở dưới mặt đất và ngủ trong các hang động.
Có nguồn gốc ở Trung Quốc, gà lôi vàng hiện đang sống ở các vùng xa xôi như Hoa Kỳ, New Zealand và Peru. Con đực có bộ lông màu đỏ và màu vàng sặc sỡ, trong khi con cái có bộ lông màu nâu xỉn khiêm tốn.