Mực con heo (tên khoa học là Helicocranchia pfefferi) khiến người ta liên tưởng đến sinh vật phim hoạt hình dễ thương nhưng chúng có mặt ngoài đời thực. Loài này sống trong vùng ánh sáng yếu từ 200-1.000m dưới mực nước biển, các xúc tu cùng cơ thể phình to khiến con vật trông như một con lợn con mũm mĩm với mái tóc rối bù. Mực ma cà rồng (Vampyroteuthis infernalis) được mô tả lần đầu vào năm 1903 bởi nhà nghiên cứu mực Carl Chun. Sinh vật gây ám ảnh với đôi mắt lớn màu đỏ và màng đen ma quái trong tấm "áo choàng" của nó. Sinh vật kỳ lạ này nằm trong phân loại giữa mực và bạch tuộc. Mực khổng lồ (Mesonychoteuthis hamiltoni) phát triển từ 12-14m chiều dài và có thể nặng hơn 500 kg. Loài này có nguồn gốc từ vùng biển sâu Nam Cực, tối tăm và lạnh lẽo, rất hiếm gặp và thậm chí đã nổi tiếng thành truyền thuyết trong giới thủy thủ. Mực thủy tinh cũng là một phân loài mực, phần lớn các cơ quan của nó trong suốt. Một trong những loài mực bất thường nhất là Cranchia scabra, có cơ thể hình thùng rượu trong suốt gắn với hàng chục nốt sần nhỏ. Khi bị căng thẳng hoặc bị tấn công bởi kẻ săn mồi, Cranchia scabra kéo đầu và xúc tu của nó vào lớp vỏ giống như một con rùa rút lui vào vỏ và nó có thể bơm mực vào niêm mạc của lớp phủ và ngay lập tức ngụy trang bản thân giống như Ninja. Mực sọc Pyjama (Sepioloidea lineolata) chỉ phát triển chiều dài khoảng 50mm, có nguồn gốc ở vùng biển miền nam Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, vẻ bề ngoài có nhiều kẻ sọc giống như Pyjama.Mực bay Nhật Bản (Todarodes pacificus) không hay bay, nhưng khi đã bay, chúng bay rất ngoạn mục. Có nhân chứng đã quan sát thấy loài mực này bay đến độ cao 50m trên những con sóng trong nỗ lực để thoát khỏi kẻ thù ít linh hoạt như cá voi. Khi những con mực này bay, trông chúng như những tên lửa đặc biệt. Mực Promachoteuthis là một loại mực hiếm có, nhìn giống như một cái miệng của con người bao quanh bởi các xúc tu, khuôn miệng khiến mọi người khiếp đảm khi nhìn thấy trên thực tế chỉ là chiếc miệng kỳ quái của con mực này. Mực khổng lồ Jumbo (Dosidicus gigas) là loài mực lớn nhất con người từng bắt gặp, có thể tìm thấy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Bắc và Nam Mỹ. Vũ khí đặc biệt nhất của chúng chính là răng, những chiếc răng cong, sắc, giống như giác hút của mực ống.
Mực con heo (tên khoa học là Helicocranchia pfefferi) khiến người ta liên tưởng đến sinh vật phim hoạt hình dễ thương nhưng chúng có mặt ngoài đời thực. Loài này sống trong vùng ánh sáng yếu từ 200-1.000m dưới mực nước biển, các xúc tu cùng cơ thể phình to khiến con vật trông như một con lợn con mũm mĩm với mái tóc rối bù.
Mực ma cà rồng (Vampyroteuthis infernalis) được mô tả lần đầu vào năm 1903 bởi nhà nghiên cứu mực Carl Chun. Sinh vật gây ám ảnh với đôi mắt lớn màu đỏ và màng đen ma quái trong tấm "áo choàng" của nó. Sinh vật kỳ lạ này nằm trong phân loại giữa mực và bạch tuộc.
Mực khổng lồ (Mesonychoteuthis hamiltoni) phát triển từ 12-14m chiều dài và có thể nặng hơn 500 kg. Loài này có nguồn gốc từ vùng biển sâu Nam Cực, tối tăm và lạnh lẽo, rất hiếm gặp và thậm chí đã nổi tiếng thành truyền thuyết trong giới thủy thủ.
Mực thủy tinh cũng là một phân loài mực, phần lớn các cơ quan của nó trong suốt. Một trong những loài mực bất thường nhất là Cranchia scabra, có cơ thể hình thùng rượu trong suốt gắn với hàng chục nốt sần nhỏ. Khi bị căng thẳng hoặc bị tấn công bởi kẻ săn mồi, Cranchia scabra kéo đầu và xúc tu của nó vào lớp vỏ giống như một con rùa rút lui vào vỏ và nó có thể bơm mực vào niêm mạc của lớp phủ và ngay lập tức ngụy trang bản thân giống như Ninja.
Mực sọc Pyjama (Sepioloidea lineolata) chỉ phát triển chiều dài khoảng 50mm, có nguồn gốc ở vùng biển miền nam Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, vẻ bề ngoài có nhiều kẻ sọc giống như Pyjama.
Mực bay Nhật Bản (Todarodes pacificus) không hay bay, nhưng khi đã bay, chúng bay rất ngoạn mục. Có nhân chứng đã quan sát thấy loài mực này bay đến độ cao 50m trên những con sóng trong nỗ lực để thoát khỏi kẻ thù ít linh hoạt như cá voi. Khi những con mực này bay, trông chúng như những tên lửa đặc biệt.
Mực Promachoteuthis là một loại mực hiếm có, nhìn giống như một cái miệng của con người bao quanh bởi các xúc tu, khuôn miệng khiến mọi người khiếp đảm khi nhìn thấy trên thực tế chỉ là chiếc miệng kỳ quái của con mực này.
Mực khổng lồ Jumbo (Dosidicus gigas) là loài mực lớn nhất con người từng bắt gặp, có thể tìm thấy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Bắc và Nam Mỹ. Vũ khí đặc biệt nhất của chúng chính là răng, những chiếc răng cong, sắc, giống như giác hút của mực ống.