Loài cá Rougheye Rockfish sống chủ yếu ở bắc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Chúng được coi là loài sống dưới nước lâu nhất, với tuổi thọ khoảng 200 năm, và con lâu nhất được ghi nhận đã sống 205 năm. Loài này thường sống ở mực nước từ 170 đến 700 m dưới mực nước biển. Tên gọi của chúng xuất phát từ việc chúng có 10 chiếc gai dọc theo viền mắt dưới. Chúng phát triển và trưởng thành rất chậm.Nhím biển đỏ đã sống cách đây 450 triệu năm và là một trong những loài nhím biển lớn nhất thế giới. Đường kính của chúng có thể đạt tới 25 cm. Chúng thường sống ở một nơi, vì thế nên thường tự bao bọc mình trong những chiếc gai nhọn đáng sợ. Thường chúng ít sống qua tuổi 30, nhưng nếu qua, chúng có thể sống tới hơn 200 tuổi. Nhiều nhà khoa học tin rằng cá voi bowhaed có thể là loài sinh vật có vú lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới. Một chú cá voi có tên là Bada đã sống được khoảng 211 năm. Hầu hết các chú cá voi bowhead chết ở độ tuổi từ 20 đến 60, nhưng cũng có đến 4 chú cá voi loại này sống được từ 91 đến 172 năm tuổi. Tuổi thọ trung bình của một chú cá koi là khoảng dưới 50 năm. Tuy nhiên, chú cá koi có tên Hanako đã mất vào năm 1977, thọ 226 năm. Điều này đồng nghĩa với việc chú sống từ thời loài người phát minh ra điện và trước cả khi chúng ta biết đến sự tồn tại của voi ma mút. Tuổi thọ của loài cá này được xác định bằng việc đếm số vòng trên vây cá. Giun ống Vestimentiferan sống nguyên tại một nơi từ khi trưởng thành, chủ yếu được tìm thấy ở vùng vịnh Mexico. Chúng sống cộng sinh với loài vi khuẩn oxy hoá sulfit. Chúng có thể dài tới 3m và sống theo nhóm gồm hàng nghìn con. Sinh trưởng cực chậm, những con giun ống này có thể sống tới 250 năm. Khoảng 90% trai nước ngọt được tìm thấy ở vùng biển Scandinavia. Loài này rất dễ thích nghi với môi trường sống mới, vì thế những thay đổi về khí hậu, địa lý, vật lý, sinh học hay hóa học đều không mấy ảnh hưởng đến chúng. Có lẽ đây là nguyên nhân mà chúng có thể sống tới 250 năm, và là loài có thể là sống lâu nhất ở châu Âu. Loài rùa vẫn nổi tiếng bởi khả năng sống thọ của mình. Độ tuổi trung bình của một con rùa là 150 năm, tất nhiên phụ thuộc từng loài. Chú rùa Adwaita ở vườn thú Kolkata, Anh, được cho rằng đã sống khoảng 250 năm, thậm chí là 257 năm. Chú bị chết do mai vỡ. Trai biển được tìm thấy chủ yếu ở vùng biển Scotland. Chúng dùng yếm để lấy thức ăn và oxy. Để tránh bị ăn thịt, chúng thường trốn ở sâu dưới đáy biển và sống ở đó trong một khoảng thời gian dài mà không cần tìm kiếm thức ăn và oxy. Loài này có thể sống tới 400 năm, và một chú trai biển đã được xác định là “thọ” 500 năm tuổi. Nhiều người thậm chí còn không biết bọt biển là động vật. Loài này sinh trưởng cực chậm, và đây là nguyên nhân khiến tuổi đời của chúng rất dài. Loài bọt biển Nam cực có thể sống rất lâu, khoảng 1.550 năm. Loài sứa biển này có thể sẽ là vấn nạn của chúng ta trong tương lai. Khi mới sinh ra, loài này chỉ dài 1mm, với 8 xúc tu, nhưng khi trưởng thành, chúng có thể dài tới 4,5 mm với 90 xúc tu. “Quê gốc” ở Caribe nhưng ngày nay ta có thể bắt gặp chúng ở khắp mọi nơi. Điều khiến chúng trở nên đặc biệt là loài này có thể trở về giai đoạn chưa trưởng thành. Sinh ra, lớn lên, nhưng đến một độ tuổi nhất định, chúng quay trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và lại tiếp tục phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc sứa biển là loài bất tử.
Loài cá Rougheye Rockfish sống chủ yếu ở bắc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Chúng được coi là loài sống dưới nước lâu nhất, với tuổi thọ khoảng 200 năm, và con lâu nhất được ghi nhận đã sống 205 năm. Loài này thường sống ở mực nước từ 170 đến 700 m dưới mực nước biển. Tên gọi của chúng xuất phát từ việc chúng có 10 chiếc gai dọc theo viền mắt dưới. Chúng phát triển và trưởng thành rất chậm.
Nhím biển đỏ đã sống cách đây 450 triệu năm và là một trong những loài nhím biển lớn nhất thế giới. Đường kính của chúng có thể đạt tới 25 cm. Chúng thường sống ở một nơi, vì thế nên thường tự bao bọc mình trong những chiếc gai nhọn đáng sợ. Thường chúng ít sống qua tuổi 30, nhưng nếu qua, chúng có thể sống tới hơn 200 tuổi.
Nhiều nhà khoa học tin rằng cá voi bowhaed có thể là loài sinh vật có vú lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới. Một chú cá voi có tên là Bada đã sống được khoảng 211 năm. Hầu hết các chú cá voi bowhead chết ở độ tuổi từ 20 đến 60, nhưng cũng có đến 4 chú cá voi loại này sống được từ 91 đến 172 năm tuổi.
Tuổi thọ trung bình của một chú cá koi là khoảng dưới 50 năm. Tuy nhiên, chú cá koi có tên Hanako đã mất vào năm 1977, thọ 226 năm. Điều này đồng nghĩa với việc chú sống từ thời loài người phát minh ra điện và trước cả khi chúng ta biết đến sự tồn tại của voi ma mút. Tuổi thọ của loài cá này được xác định bằng việc đếm số vòng trên vây cá.
Giun ống Vestimentiferan sống nguyên tại một nơi từ khi trưởng thành, chủ yếu được tìm thấy ở vùng vịnh Mexico. Chúng sống cộng sinh với loài vi khuẩn oxy hoá sulfit. Chúng có thể dài tới 3m và sống theo nhóm gồm hàng nghìn con. Sinh trưởng cực chậm, những con giun ống này có thể sống tới 250 năm.
Khoảng 90% trai nước ngọt được tìm thấy ở vùng biển Scandinavia. Loài này rất dễ thích nghi với môi trường sống mới, vì thế những thay đổi về khí hậu, địa lý, vật lý, sinh học hay hóa học đều không mấy ảnh hưởng đến chúng. Có lẽ đây là nguyên nhân mà chúng có thể sống tới 250 năm, và là loài có thể là sống lâu nhất ở châu Âu.
Loài rùa vẫn nổi tiếng bởi khả năng sống thọ của mình. Độ tuổi trung bình của một con rùa là 150 năm, tất nhiên phụ thuộc từng loài. Chú rùa Adwaita ở vườn thú Kolkata, Anh, được cho rằng đã sống khoảng 250 năm, thậm chí là 257 năm. Chú bị chết do mai vỡ.
Trai biển được tìm thấy chủ yếu ở vùng biển Scotland. Chúng dùng yếm để lấy thức ăn và oxy. Để tránh bị ăn thịt, chúng thường trốn ở sâu dưới đáy biển và sống ở đó trong một khoảng thời gian dài mà không cần tìm kiếm thức ăn và oxy. Loài này có thể sống tới 400 năm, và một chú trai biển đã được xác định là “thọ” 500 năm tuổi.
Nhiều người thậm chí còn không biết bọt biển là động vật. Loài này sinh trưởng cực chậm, và đây là nguyên nhân khiến tuổi đời của chúng rất dài. Loài bọt biển Nam cực có thể sống rất lâu, khoảng 1.550 năm.
Loài sứa biển này có thể sẽ là vấn nạn của chúng ta trong tương lai. Khi mới sinh ra, loài này chỉ dài 1mm, với 8 xúc tu, nhưng khi trưởng thành, chúng có thể dài tới 4,5 mm với 90 xúc tu. “Quê gốc” ở Caribe nhưng ngày nay ta có thể bắt gặp chúng ở khắp mọi nơi. Điều khiến chúng trở nên đặc biệt là loài này có thể trở về giai đoạn chưa trưởng thành. Sinh ra, lớn lên, nhưng đến một độ tuổi nhất định, chúng quay trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và lại tiếp tục phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc sứa biển là loài bất tử.