Cóc tía, có tên khoa học là Bombina maxima. Loài động vật này có thân hình xù xì, xấu xí, được phát hiện sống ở dãy núi Phan Xi Păng thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên, Việt Nam. Cóc tía trông giống cóc nhà nhưng khác ở chỗ lỗ mắt hình tam giác, không có màng nhĩ, lưỡi tròn gắn với thềm miệng. Ảnh: vietnamheritage.Ếch cây hủi, có tên khoa học là Theloderma gordoni, là một trong những loài ếch cây xấu xí nhất. Nơi ở của chúng rất nặng mùi do sống ở các hốc cây đọng nước trong rừng hay các hốc đá có các lá cây rụng xuống và thối rữa. Ếch đực rất chung thủy với bạn tình, chúng thường sống thành đôi trọn đời bên nhau. Ảnh: reptilesẾch cây đốm xanh, tên khoa học là Polypedates dennysii, là một trong những loài ếch cây lớn nhất châu Á. Màu sắc của nó có thể thay đổi từ xanh lá cây sẫm, xanh ngọc hay xanh dương. Loài này phân bổ ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Bình. Ảnh: vncreatures.Ếch cây cựa, tên khoa học là Rhacophorus robertingeri. Loài này có mút ngón tay và ngón chân phình thành đĩa bám dẹt, đĩa ngón tay lớn hơn đĩa ngón chân tương ứng. Loài này thường gặp trên các cành cây cách đất 3-4m ven các suối trong các khu rừng kín tán ở độ cao 700-200m. Phân bố ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam, Gia Lai, Kontum. Lâm Đồng. Ảnh: wildlifeatrisk.Ếch cây màng bơi đỏ, có tên khoa học là Rhacophorus rodopus. Màu sắc ban ngày của loài ếch này khác với màu sắc ban đêm. Ban ngày nó có màu nâu vàng hay nâu xám; ban đêm có màu đỏ thẫm, bụng màu vàng rực. Điểm đặc biệt nhất của loài này là lớp màng chân. Chúng phân bố ở Yên Tử, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kontum và Lâm Đồng. Ảnh: amphibiancare.Ếch mắt sừng, tên khoa học là Brachytarsophrys intermedia. Loài này có thân hình khá kỳ quái, khi bị đe dọa cái miệng rộng của nó sẽ mở ra rất to, là một trong những kẻ khổng lồ trong thế giới loài ếch. Ảnh: vncreatures.Ễnh ương đốm (tên khoa học: Calluella guttulata) được ghi nhận xuất hiện ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, là một trong những loài loài ễnh ương nhỏ nhất được tìm thấy ở Việt Nam. Ễnh ương đực rất si tình. Ảnh: berkeley.Nhái cây sừng, có tên khoa học là Gracixalus supercornutus, sở hữu ngoại hình khá kỳ quái. Thân hình của loài vật này mọc ra rất nhiều chiếc gai nhọn. Tuy nhìn thoáng qua những chiếc gai trên nền cơ thể màu xanh rêu rất sắc nhọn nhưng thực tế nó lại rất mềm, không gây đau đớn khi chọc phải. Ảnh: wildlifeatrisk.Loài cóc núi hansi, tên khoa học là Ophryophryne hansi. Loài cóc này có kích thước nhỏ, điều đặc biệt là tiếng gọi bầy, tiếng gọi bạn tình của loài này nghe giống như tiếng hót của một loài chim. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Ảnh: vncreatures.Ễnh ương nâu, có tên khoa học là Kaloula baleata, được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Loài vật có thân hình màu nâu lạ, được Mueller mô tả vào năm 1836 dựa trên mẫu vật thu ở Indonesia. Theo các tài liệu thì vùng phân bố của loài này khá rộng, từ Philippines đến Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ảnh: ntlworld.Cóc mày, có tên khoa học là Leptobrachium cf. pullum, được phát hiện tại miền Trung Việt Nam. Mắt của loài này rất đặc biệt, phát sáng vô cùng rực rỡ trong đêm tối. Ảnh: vncreatures.
Cóc tía, có tên khoa học là Bombina maxima. Loài động vật này có thân hình xù xì, xấu xí, được phát hiện sống ở dãy núi Phan Xi Păng thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên, Việt Nam. Cóc tía trông giống cóc nhà nhưng khác ở chỗ lỗ mắt hình tam giác, không có màng nhĩ, lưỡi tròn gắn với thềm miệng. Ảnh: vietnamheritage.
Ếch cây hủi, có tên khoa học là Theloderma gordoni, là một trong những loài ếch cây xấu xí nhất. Nơi ở của chúng rất nặng mùi do sống ở các hốc cây đọng nước trong rừng hay các hốc đá có các lá cây rụng xuống và thối rữa. Ếch đực rất chung thủy với bạn tình, chúng thường sống thành đôi trọn đời bên nhau. Ảnh: reptiles
Ếch cây đốm xanh, tên khoa học là Polypedates dennysii, là một trong những loài ếch cây lớn nhất châu Á. Màu sắc của nó có thể thay đổi từ xanh lá cây sẫm, xanh ngọc hay xanh dương. Loài này phân bổ ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Bình. Ảnh: vncreatures.
Ếch cây cựa, tên khoa học là Rhacophorus robertingeri. Loài này có mút ngón tay và ngón chân phình thành đĩa bám dẹt, đĩa ngón tay lớn hơn đĩa ngón chân tương ứng. Loài này thường gặp trên các cành cây cách đất 3-4m ven các suối trong các khu rừng kín tán ở độ cao 700-200m. Phân bố ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam, Gia Lai, Kontum. Lâm Đồng. Ảnh: wildlifeatrisk.
Ếch cây màng bơi đỏ, có tên khoa học là Rhacophorus rodopus. Màu sắc ban ngày của loài ếch này khác với màu sắc ban đêm. Ban ngày nó có màu nâu vàng hay nâu xám; ban đêm có màu đỏ thẫm, bụng màu vàng rực. Điểm đặc biệt nhất của loài này là lớp màng chân. Chúng phân bố ở Yên Tử, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kontum và Lâm Đồng. Ảnh: amphibiancare.
Ếch mắt sừng, tên khoa học là Brachytarsophrys intermedia. Loài này có thân hình khá kỳ quái, khi bị đe dọa cái miệng rộng của nó sẽ mở ra rất to, là một trong những kẻ khổng lồ trong thế giới loài ếch. Ảnh: vncreatures.
Ễnh ương đốm (tên khoa học: Calluella guttulata) được ghi nhận xuất hiện ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, là một trong những loài loài ễnh ương nhỏ nhất được tìm thấy ở Việt Nam. Ễnh ương đực rất si tình. Ảnh: berkeley.
Nhái cây sừng, có tên khoa học là Gracixalus supercornutus, sở hữu ngoại hình khá kỳ quái. Thân hình của loài vật này mọc ra rất nhiều chiếc gai nhọn. Tuy nhìn thoáng qua những chiếc gai trên nền cơ thể màu xanh rêu rất sắc nhọn nhưng thực tế nó lại rất mềm, không gây đau đớn khi chọc phải. Ảnh: wildlifeatrisk.
Loài cóc núi hansi, tên khoa học là Ophryophryne hansi. Loài cóc này có kích thước nhỏ, điều đặc biệt là tiếng gọi bầy, tiếng gọi bạn tình của loài này nghe giống như tiếng hót của một loài chim. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Ảnh: vncreatures.
Ễnh ương nâu, có tên khoa học là Kaloula baleata, được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Loài vật có thân hình màu nâu lạ, được Mueller mô tả vào năm 1836 dựa trên mẫu vật thu ở Indonesia. Theo các tài liệu thì vùng phân bố của loài này khá rộng, từ Philippines đến Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ảnh: ntlworld.
Cóc mày, có tên khoa học là Leptobrachium cf. pullum, được phát hiện tại miền Trung Việt Nam. Mắt của loài này rất đặc biệt, phát sáng vô cùng rực rỡ trong đêm tối. Ảnh: vncreatures.