Nhà thám hiểm James Cook điền vào bản đồ. Trong 3 chuyến thám giữa 1768 và 1779, nhà thám hiểm người Anh James Cook đã đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm các tuyến đường và phát hiện ra quần đảo Hawaii. Nhiều hơn vai trò của một thuyền trưởng, ông có tham vọng vẽ bản đồ, điền vào những khoảng trống từ lâu trên bản đồ thế giới. Ông tiếp tục hành trình và qua đời khi đang ghi lại hình dạng của bờ biển phía tây của Bắc Mỹ. Lewis và Clark lập bản đồ miền Tây nước Mỹ. Năm 1804, William Clark, Meriwether Lewis và các nhà nghiên cứu khác đặt ra hành trình xuyên lục địa nổi tiếng để tìm kiếm con đường thủy đến Thái Bình Dương. Họ không tìm thấy con đường, nhưng họ đã lập bản đồ Tây Bắc và khám phá danh mục hàng trăm loài động thực vật mới. JOhn Wesley Powell khảo sát Grand Canyon. John Wesley Powell được biết đến với nhiều vai trò, là cựu chiến binh, nhà thám hiểm, giám đốc thứ hai của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ. Nhưng cốt lõi , Powell là một nhà khoa học. Hành trình khám phá Grand Canyon mất nhiều thời gian, tiền của nhưng tham vọng của nhà khoa học vẫn cháy âm ỉ. Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc lập bản đồ địa hình đầu tiên của hẻm núi, có hàng trăm bức ảnh và sự hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường khô cằn ở phương Tây. Livingstone và Stanley khám phá Châu Phi. David Livingstone đã có một thời gian dài khám phá châu Phi trước khi người châu Âu phát hiện ra nơi này. Năm 1866 , Livingstone thực hiện chuyến thám hiểm thứ hai, tìm kiếm các đầu nguồn của sông Nile. Nhưng ngay sau đó , nhóm đồng nghiệp bắt đầu rời bỏ ông, cùng với tình trạng sức khỏe yếu kém. Ông qua đời vào năm 1873 , không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Tàu Belgica đóng băng ở Nam Cực. Thủy thủ đoàn tàu thám hiểm Belgica có kế hoạch lập bản đồ vị trí của Nam Cực trước mùa bão tuyết nhưng kế hoạch thất bại. Người chỉ huy nhiệm vụ Adrien de Gerlache de Gomery đã quyết định đi thuyền về phía nam trong nỗ lực đánh bại kỷ lục cho cuộc hành trình về phía nam. Sau đó, con tàu bị đóng băng, và thủy thủ đoàn buộc phải chuẩn bị cho một mùa đông bất ngờ ở Nam Cực. Bị mắc kẹt mà không có quần áo phù hợp hay đủ thức ăn. Mặc dù khó khăn, nhóm nghiên cứu vẫn thực hiện các quan sát khoa học và thu được các dữ liệu khí tượng Nam Cực. Vostok 1 đi vào quỹ đạo Trái đất. Vào những năm 1960 , các nhà khoa học nỗ lực tìm kiếm các ngôi sao cho cuộc thám hiểm tiếp theo của họ. Cuộc đua không gian những năm 1961, người Nga đã giành nhiều thắng lợi. Thành công của hành trình thám hiểm không gian này đã đem lại các thông tin khoa học hữu ích và chứng minh khả năng thực thi của tham vọng khám phá không gian của con người. Con người đặt chân lên Mặt trăng. Khi Neil Armstrong và Edwin "Buzz" Aldrin, Jr đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969, họ đã đánh dấu thành công một nửa cho cuộc thám hiểm dài nhất nhân loại từng được thực hiện. Các phi hành gia của Apollo 11 đã dành 21 giờ trên Mặt trăng, triển khai giám sát địa chấn và thí nghiệm gió mặt trời.
Nhà thám hiểm James Cook điền vào bản đồ. Trong 3 chuyến thám giữa 1768 và 1779, nhà thám hiểm người Anh James Cook đã đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm các tuyến đường và phát hiện ra quần đảo Hawaii. Nhiều hơn vai trò của một thuyền trưởng, ông có tham vọng vẽ bản đồ, điền vào những khoảng trống từ lâu trên bản đồ thế giới. Ông tiếp tục hành trình và qua đời khi đang ghi lại hình dạng của bờ biển phía tây của Bắc Mỹ.
Lewis và Clark lập bản đồ miền Tây nước Mỹ. Năm 1804, William Clark, Meriwether Lewis và các nhà nghiên cứu khác đặt ra hành trình xuyên lục địa nổi tiếng để tìm kiếm con đường thủy đến Thái Bình Dương. Họ không tìm thấy con đường, nhưng họ đã lập bản đồ Tây Bắc và khám phá danh mục hàng trăm loài động thực vật mới.
JOhn Wesley Powell khảo sát Grand Canyon. John Wesley Powell được biết đến với nhiều vai trò, là cựu chiến binh, nhà thám hiểm, giám đốc thứ hai của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ. Nhưng cốt lõi , Powell là một nhà khoa học. Hành trình khám phá Grand Canyon mất nhiều thời gian, tiền của nhưng tham vọng của nhà khoa học vẫn cháy âm ỉ. Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc lập bản đồ địa hình đầu tiên của hẻm núi, có hàng trăm bức ảnh và sự hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường khô cằn ở phương Tây.
Livingstone và Stanley khám phá Châu Phi. David Livingstone đã có một thời gian dài khám phá châu Phi trước khi người châu Âu phát hiện ra nơi này. Năm 1866 , Livingstone thực hiện chuyến thám hiểm thứ hai, tìm kiếm các đầu nguồn của sông Nile. Nhưng ngay sau đó , nhóm đồng nghiệp bắt đầu rời bỏ ông, cùng với tình trạng sức khỏe yếu kém. Ông qua đời vào năm 1873 , không bao giờ đạt được mục tiêu của mình.
Tàu Belgica đóng băng ở Nam Cực. Thủy thủ đoàn tàu thám hiểm Belgica có kế hoạch lập bản đồ vị trí của Nam Cực trước mùa bão tuyết nhưng kế hoạch thất bại. Người chỉ huy nhiệm vụ Adrien de Gerlache de Gomery đã quyết định đi thuyền về phía nam trong nỗ lực đánh bại kỷ lục cho cuộc hành trình về phía nam. Sau đó, con tàu bị đóng băng, và thủy thủ đoàn buộc phải chuẩn bị cho một mùa đông bất ngờ ở Nam Cực. Bị mắc kẹt mà không có quần áo phù hợp hay đủ thức ăn. Mặc dù khó khăn, nhóm nghiên cứu vẫn thực hiện các quan sát khoa học và thu được các dữ liệu khí tượng Nam Cực.
Vostok 1 đi vào quỹ đạo Trái đất. Vào những năm 1960 , các nhà khoa học nỗ lực tìm kiếm các ngôi sao cho cuộc thám hiểm tiếp theo của họ. Cuộc đua không gian những năm 1961, người Nga đã giành nhiều thắng lợi. Thành công của hành trình thám hiểm không gian này đã đem lại các thông tin khoa học hữu ích và chứng minh khả năng thực thi của tham vọng khám phá không gian của con người.
Con người đặt chân lên Mặt trăng. Khi Neil Armstrong và Edwin "Buzz" Aldrin, Jr đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969, họ đã đánh dấu thành công một nửa cho cuộc thám hiểm dài nhất nhân loại từng được thực hiện. Các phi hành gia của Apollo 11 đã dành 21 giờ trên Mặt trăng, triển khai giám sát địa chấn và thí nghiệm gió mặt trời.