Từ những năm 1980, người dân trong làng Zisiqiao, thị xã Tân Thị, huyện Deqing, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc bắt đầu nuôi rắn để lấy thịt và làm thuốc cổ truyền. Ngày nay, 800 nhân khẩu trong làng nuôi khoảng 3 triệu con rắn mỗi năm. Báo giới gọi Zisiqiao là làng rắn. Người dân trong làng bán phần lớn rắn cho các cơ sở sản xuất thuốc. Ngoài ra họ cũng bán chúng cho các nhà hàng để làm món ăn. Yang Hongchang, giám đốc một công ty nuôi rắn trong làng, là một trong những người phát tài nhờ nuôi rắn. Một người đàn ông ngồi gần những con rắn hổ mang trong trang trại của ông. Những bình rượu rắn bên trong một nhà dân. Người dân chế biến rắn để nấu món ăn. Một món ăn từ thịt rắn. Giám đốc Yang bắt một số con rắn trong trang trại của ông. Theo ông, người dân trong làng chẳng những bán rắn cho các cơ sở trong nước, mà còn xuất khẩu chúng sang nhiều nước khác - như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản. Một phụ nữ trong làng găm xác rắn để chuẩn bị phơi.
"Trước đây chúng tôi nghèo lắm. Vì chúng tôi chẳng biết làm gì nên mọi người bắt đầu nuôi rắn", Gao Shuihua, một người đàn ông trong độ tuổi ngũ tuần, kể. Chàng thanh niên khoe những con rắn mà anh nuôi. Du khách có thể đùa nghịch với rắn trong Bảo tàng Văn hóa rắn Đức Thanh do người dân trong làng lập nên. Nhân viên trong Bảo tàng Văn hóa rắn Đức Thanh để rắn cắn vào ống tay áo.
Từ những năm 1980, người dân trong làng Zisiqiao, thị xã Tân Thị, huyện Deqing, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc bắt đầu nuôi rắn để lấy thịt và làm thuốc cổ truyền. Ngày nay, 800 nhân khẩu trong làng nuôi khoảng 3 triệu con rắn mỗi năm. Báo giới gọi Zisiqiao là làng rắn.
Người dân trong làng bán phần lớn rắn cho các cơ sở sản xuất thuốc. Ngoài ra họ cũng bán chúng cho các nhà hàng để làm món ăn.
Yang Hongchang, giám đốc một công ty nuôi rắn trong làng, là một trong những người phát tài nhờ nuôi rắn.
Một người đàn ông ngồi gần những con rắn hổ mang trong trang trại của ông.
Những bình rượu rắn bên trong một nhà dân.
Người dân chế biến rắn để nấu món ăn.
Một món ăn từ thịt rắn.
Giám đốc Yang bắt một số con rắn trong trang trại của ông. Theo ông, người dân trong làng chẳng những bán rắn cho các cơ sở trong nước, mà còn xuất khẩu chúng sang nhiều nước khác - như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Một phụ nữ trong làng găm xác rắn để chuẩn bị phơi.
"Trước đây chúng tôi nghèo lắm. Vì chúng tôi chẳng biết làm gì nên mọi người bắt đầu nuôi rắn", Gao Shuihua, một người đàn ông trong độ tuổi ngũ tuần, kể.
Chàng thanh niên khoe những con rắn mà anh nuôi.
Du khách có thể đùa nghịch với rắn trong Bảo tàng Văn hóa rắn Đức Thanh do người dân trong làng lập nên.
Nhân viên trong Bảo tàng Văn hóa rắn Đức Thanh để rắn cắn vào ống tay áo.