Cây thần kỳ có danh pháp khoa học Synsepalum dulcificum, được tìm thấy lần đầu tiên ở Tây Phi nhiệt đới vào năm 1725. Sở dĩ nó có tên như vậy bởi tác dụng diệu kỳ của nó.Đây là loài cây có sức sinh trưởng tốt, có thể cao đến 6m và cực kỳ dễ phát triển tại nhiều vùng khác nhau. Cây có thể chịu được hạn hán, ánh nắng mặt trời và địa hình dốc.Quả cây thần kỳ có màu đỏ tươi khi chín, to bằng ngón tay út, khi ăn vào khiến tất các các vị nếm sau đó trở nên ngọt lịm. Nguyên nhân là do trái thần kỳ chứa một glycoprotein có tên gọi miraculin.Miraculin được xem là một tác nhân khiến gai lưỡi thay đổi cảm thụ khi tiếp xúc với các axit, nguyên nhân khiến các thực phẩm vốn có vị đắng, chua tạm thời trở nên ngọt ngào hơn.Tuy nhiên, tác dụng của quả thần kỳ chỉ là mang tính tạm thời trong vòng vài tiếng đồng hồ, và mất khoảng 30 phút sau khi ăn mới có tác dụng.Đáng nói, hợp chất miraculin không có giá trị dinh dưỡng, không tạo năng lượng, nên người ta hy vọng có thể ứng dụng trái thần kỳ vào chế độ ăn kiêng, hạn chế đường saccarose (đường mía) như bệnh tiểu đường, béo phì…Kinh nghiệm cho thấy, muốn có tác dụng “tạo ngọt” nên nhai kỹ và ngậm khoảng 1 – 2 phút để dịch trái thần kỳ tiếp xúc toàn bộ với lưỡi. Tuyệt đối không dùng đồ nóng sau đó, vì sẽ làm tác dụng kỳ diệu mất đi nhanh chóng.Việt Nam cũng có loại quả này. Các tài liệu cho thấy loại cây thần kỳ đã du nhập vào Việt Nam từ năm 2010 và có mặt ở hầu hết các địa phương.Loại quả này chỉ ăn tươi sau khi hái, không thể để lâu do dễ bị hỏng. Bên cạnh đó, quả này cũng không thể dùng chế biến món ăn vì dưới tác dụng của nhiệt miraculin bị phá hủy không tạo được vị ngọt.Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày.
Cây thần kỳ có danh pháp khoa học Synsepalum dulcificum, được tìm thấy lần đầu tiên ở Tây Phi nhiệt đới vào năm 1725. Sở dĩ nó có tên như vậy bởi tác dụng diệu kỳ của nó.
Đây là loài cây có sức sinh trưởng tốt, có thể cao đến 6m và cực kỳ dễ phát triển tại nhiều vùng khác nhau. Cây có thể chịu được hạn hán, ánh nắng mặt trời và địa hình dốc.
Quả cây thần kỳ có màu đỏ tươi khi chín, to bằng ngón tay út, khi ăn vào khiến tất các các vị nếm sau đó trở nên ngọt lịm. Nguyên nhân là do trái thần kỳ chứa một glycoprotein có tên gọi miraculin.
Miraculin được xem là một tác nhân khiến gai lưỡi thay đổi cảm thụ khi tiếp xúc với các axit, nguyên nhân khiến các thực phẩm vốn có vị đắng, chua tạm thời trở nên ngọt ngào hơn.
Tuy nhiên, tác dụng của quả thần kỳ chỉ là mang tính tạm thời trong vòng vài tiếng đồng hồ, và mất khoảng 30 phút sau khi ăn mới có tác dụng.
Đáng nói, hợp chất miraculin không có giá trị dinh dưỡng, không tạo năng lượng, nên người ta hy vọng có thể ứng dụng trái thần kỳ vào chế độ ăn kiêng, hạn chế đường saccarose (đường mía) như bệnh tiểu đường, béo phì…
Kinh nghiệm cho thấy, muốn có tác dụng “tạo ngọt” nên nhai kỹ và ngậm khoảng 1 – 2 phút để dịch trái thần kỳ tiếp xúc toàn bộ với lưỡi. Tuyệt đối không dùng đồ nóng sau đó, vì sẽ làm tác dụng kỳ diệu mất đi nhanh chóng.
Việt Nam cũng có loại quả này. Các tài liệu cho thấy loại cây thần kỳ đã du nhập vào Việt Nam từ năm 2010 và có mặt ở hầu hết các địa phương.
Loại quả này chỉ ăn tươi sau khi hái, không thể để lâu do dễ bị hỏng. Bên cạnh đó, quả này cũng không thể dùng chế biến món ăn vì dưới tác dụng của nhiệt miraculin bị phá hủy không tạo được vị ngọt.
Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày.