Thung lũng Petaloudes còn được gọi là thung lũng bướm, nằm ở phía Tây của hòn đảo của Rhodes, Hy Lạp, cách trung tâm thành phố khoảng 25km.Thung lũng Petaloudes là ngôi nhà của hàng trăm ngàn con bướm hổ Jersey, tên khoa học là Euplagia quadripunctaria rhodosensis.Cứ vào khoảng cuối tháng Năm hàng năm, khi gần kết thúc mùa mưa, hàng ngàn con bướm sẽ bay về thung lũng sinh sống và đẻ trứng, bắt đầu một mùa sinh sản mới.Những con bướm đậu kín thân cây, tán lá, phủ kín toàn bộ thung lũng bươm bướm, tạo thành một tấm thảm dày đặc cánh bướm đẹp tuyệt mỹ.Sở dĩ có hiện tượng thung lũng bươm bướm là bởi trong suốt những ngày mưa gió, những con bướm sống trên các bụi cây ở vùng Địa Trung Hải sẽ ẩn mình dưới dạng sâu bướm và ăn lá cây.Cuối mùa mưa, sâu bướm hoàn tất bước cuối trong quá trình phát triển, rũ bỏ vẻ ngoài xấu xí, lắc mình biến hình thành những con bướm xinh đẹp. Khi mùa mưa ẩm ướt quá đi, mùa khô đến gần, những con bướm sẽ di cư tìm nơi ẩm ướt và dừng chân ở thung lũng Petaloudes, tạo thành một thung lũng bươm bướm mỹ miều.Ngoài lý do tìm một môi trường thích hợp, thực sự, những con bướm xinh đẹp còn bị hấp dẫn bởi hương thơm tiết ra từ những cây bạch đàn Oriental Sweet mọc trong thung lũng.Khi tìm thấy nguồn phát ra mùi hương, những con bướm nhẹ nhàng đậu xuống chúng nhẹ nhàng đậu xuống thân cây, những tảng đá quanh đó với số lượng lớn.Những con bướm này sẽ tận hưởng cả một mùa hè mát mẻ trong môi trường sống ẩm ướt của thung lũng. Vào những tuần cuối cùng của tháng Tám và tháng Chín, chúng tìm bạn tình và giao phối. Hầu hết những con bướm cái sẽ bay đi, có khi xa hơn 25km để đẻ trứng vào trong các bụi cây rậm và chết, kết thúc một vòng đời.Các con bướm bé xíu sẽ ló ra khỏi kén của chúng vào mùa xuân và tìm nguồn thức ăn ở xung quanh, chờ đợi đến tháng Sáu để lột xác, phát triển thành những con bướm hoàn thiện. Sức nóng và mùi hương gỗ sẽ kéo chúng quay trở lại thung lũng. Toàn bộ chu kỳ tiếp tục lặp lại từ năm này qua năm khác.Thật không may, thung lũng bươm bướm trở nên nổi tiếng đã khiến khách tham quan kéo tới ngày một đông, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của những con bướm. Những con bướm hổ Jersey không có dạ dày, chúng sống hoàn toàn nhờ chất béo cơ thể đã được lưu trữ được trong thời kỳ làm sâu bướm. Xáo trộn liên tục từ các du khách như vỗ tay hay huýt sáo sẽ khiến những con bướm giật mình, buộc chúng phải bay đi khỏi chỗ nghỉ ngơi quen thuộc, tiêu thụ năng lượng mà không thể bổ sung, kết cục là chết trước khi kịp tìm thấy bạn tình và đẻ trứng, duy trì nòi giống.
Thung lũng Petaloudes còn được gọi là thung lũng bướm, nằm ở phía Tây của hòn đảo của Rhodes, Hy Lạp, cách trung tâm thành phố khoảng 25km.
Thung lũng Petaloudes là ngôi nhà của hàng trăm ngàn con bướm hổ Jersey, tên khoa học là Euplagia quadripunctaria rhodosensis.
Cứ vào khoảng cuối tháng Năm hàng năm, khi gần kết thúc mùa mưa, hàng ngàn con bướm sẽ bay về thung lũng sinh sống và đẻ trứng, bắt đầu một mùa sinh sản mới.
Những con bướm đậu kín thân cây, tán lá, phủ kín toàn bộ thung lũng bươm bướm, tạo thành một tấm thảm dày đặc cánh bướm đẹp tuyệt mỹ.
Sở dĩ có hiện tượng thung lũng bươm bướm là bởi trong suốt những ngày mưa gió, những con bướm sống trên các bụi cây ở vùng Địa Trung Hải sẽ ẩn mình dưới dạng sâu bướm và ăn lá cây.
Cuối mùa mưa, sâu bướm hoàn tất bước cuối trong quá trình phát triển, rũ bỏ vẻ ngoài xấu xí, lắc mình biến hình thành những con bướm xinh đẹp. Khi mùa mưa ẩm ướt quá đi, mùa khô đến gần, những con bướm sẽ di cư tìm nơi ẩm ướt và dừng chân ở thung lũng Petaloudes, tạo thành một thung lũng bươm bướm mỹ miều.
Ngoài lý do tìm một môi trường thích hợp, thực sự, những con bướm xinh đẹp còn bị hấp dẫn bởi hương thơm tiết ra từ những cây bạch đàn Oriental Sweet mọc trong thung lũng.
Khi tìm thấy nguồn phát ra mùi hương, những con bướm nhẹ nhàng đậu xuống chúng nhẹ nhàng đậu xuống thân cây, những tảng đá quanh đó với số lượng lớn.
Những con bướm này sẽ tận hưởng cả một mùa hè mát mẻ trong môi trường sống ẩm ướt của thung lũng. Vào những tuần cuối cùng của tháng Tám và tháng Chín, chúng tìm bạn tình và giao phối. Hầu hết những con bướm cái sẽ bay đi, có khi xa hơn 25km để đẻ trứng vào trong các bụi cây rậm và chết, kết thúc một vòng đời.
Các con bướm bé xíu sẽ ló ra khỏi kén của chúng vào mùa xuân và tìm nguồn thức ăn ở xung quanh, chờ đợi đến tháng Sáu để lột xác, phát triển thành những con bướm hoàn thiện. Sức nóng và mùi hương gỗ sẽ kéo chúng quay trở lại thung lũng. Toàn bộ chu kỳ tiếp tục lặp lại từ năm này qua năm khác.
Thật không may, thung lũng bươm bướm trở nên nổi tiếng đã khiến khách tham quan kéo tới ngày một đông, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của những con bướm. Những con bướm hổ Jersey không có dạ dày, chúng sống hoàn toàn nhờ chất béo cơ thể đã được lưu trữ được trong thời kỳ làm sâu bướm. Xáo trộn liên tục từ các du khách như vỗ tay hay huýt sáo sẽ khiến những con bướm giật mình, buộc chúng phải bay đi khỏi chỗ nghỉ ngơi quen thuộc, tiêu thụ năng lượng mà không thể bổ sung, kết cục là chết trước khi kịp tìm thấy bạn tình và đẻ trứng, duy trì nòi giống.