Một trong những chiến lược sinh tồn điên rồ nhất thuộc về ếch Borneo. Qua hàng triệu năm tiến hóa, ếch Borneo (thường được phát hiện ở Indonesia) đã biến đổi cơ thể để với vùng sông nước lạnh giá của rừng nhiệt đới bằng cách thở qua da, không hề cần đến phổi.Càng cua của tôm gõ mõ có một bộ phận gần giống như chiếc “búa” có thể di chuyển ngược trở lại vào góc bên phải sau đó bật ra phía trước nhấn vào phần khác của càng. Điều này tạo ra một đợt bong bóng có sức mạnh tới mức làm vỡ kính.Nhiều loài động vật có khả năng cải trang vô cùng hoàn hảo nhưng tất cả có lẽ đều phải chào thua Thaumoctopus mimicus – một loài bạch tuộc bắt chước thiện nghệ - không chỉ có thể thay đổi màu sắc mà còn thay đổi cả hình dạng của mình.Tắc kè da báo dường như là một loài bò sát nhỏ không mấy nguy hiểm, ngoại trừ khả năng tự cắt một phần đuôi, khiến kẻ thù bị phân tâm bởi phần đuôi bị cắt bỏ vẫn có thể tiếp tục ngoe nguẩy để chủ nhân có thời gian bỏ chạy.Chồn Opossum tìm cơ hội sống sót bằng cách giả chết cực giỏi, không chỉ dáng vẻ bề ngoài mà thậm chí còn phát ra mùi tử thi thối rữa.Một trong số ít những con ếch được tìm thấy ở Alaska là ếch gỗ với thời gian ngủ đông trong 2-3 tháng và sống sót trong khí hậu khắc nghiệt. Ở trạng thái ngủ đông, 65% lượng nước trong cơ thể của chúng biến thành băng.Sống dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hàng ngày đòi hỏi một cơ chế bảo vệ thật tốt. Để đương đầu với điều kiện sống này, hà mã đổ ra một loại mồ hôi tương tự như máu nhưng thực chất đó là một chất lỏng có màu có tác dụng như kem chống nắng và kháng sinh bôi ngoài da.Cá hề nhìn có vẻ là một loài cá rực rỡ, đáng yêu. Thực tế, cột sống của chúng nằm giữa mắt và miệng, được sử dụng như một lưỡi giáo khi đối mặt với những kẻ săn mồi dưới đại dương.Nhện nước Argyroneta không giăng mạng trên cây như những loài nhện khác mà sống hoàn toàn dưới nước, sử dụng các sợi lông trên chân để tạo các túi khí để sống, duy trì nòi giống, săn mồi và ăn.Thằn lằn sừng Texas lại có một cơ chế phòng vệ rợn người bằng cách phun máu ra từ mắt.Gãy xương là việc vô cùng đau đớn nhưng ếch lông lại tự phá xương của mình từ bên trong và ép ra ngoài da thành những chiếc gai sắc nhọn, bảo vệ bản thân trước kẻ thù.Một nguồn điện 500V sẽ được phóng ra ngay tức khắc khi kẻ thù dám động chạm đến lươn điện.Loài cá mút đá với thân hình gần giống như con lươn này có khả năng tiết ra một loại chất nhờn khiến nó trở nên mềm mại, xoắn lấy cơ thể thành một cái nút và tuột khỏi hàm răng của kẻ săn mồi.Với cơ thể mỏng manh, yếu ớt, ve sầu buộc phải tự bảo vệ bản thân bằng cách xuất hiện thành từng đàn thật lớn – giúp đa số chúng thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù.
Một trong những chiến lược sinh tồn điên rồ nhất thuộc về ếch Borneo. Qua hàng triệu năm tiến hóa, ếch Borneo (thường được phát hiện ở Indonesia) đã biến đổi cơ thể để với vùng sông nước lạnh giá của rừng nhiệt đới bằng cách thở qua da, không hề cần đến phổi.
Càng cua của tôm gõ mõ có một bộ phận gần giống như chiếc “búa” có thể di chuyển ngược trở lại vào góc bên phải sau đó bật ra phía trước nhấn vào phần khác của càng. Điều này tạo ra một đợt bong bóng có sức mạnh tới mức làm vỡ kính.
Nhiều loài động vật có khả năng cải trang vô cùng hoàn hảo nhưng tất cả có lẽ đều phải chào thua Thaumoctopus mimicus – một loài bạch tuộc bắt chước thiện nghệ - không chỉ có thể thay đổi màu sắc mà còn thay đổi cả hình dạng của mình.
Tắc kè da báo dường như là một loài bò sát nhỏ không mấy nguy hiểm, ngoại trừ khả năng tự cắt một phần đuôi, khiến kẻ thù bị phân tâm bởi phần đuôi bị cắt bỏ vẫn có thể tiếp tục ngoe nguẩy để chủ nhân có thời gian bỏ chạy.
Chồn Opossum tìm cơ hội sống sót bằng cách giả chết cực giỏi, không chỉ dáng vẻ bề ngoài mà thậm chí còn phát ra mùi tử thi thối rữa.
Một trong số ít những con ếch được tìm thấy ở Alaska là ếch gỗ với thời gian ngủ đông trong 2-3 tháng và sống sót trong khí hậu khắc nghiệt. Ở trạng thái ngủ đông, 65% lượng nước trong cơ thể của chúng biến thành băng.
Sống dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hàng ngày đòi hỏi một cơ chế bảo vệ thật tốt. Để đương đầu với điều kiện sống này, hà mã đổ ra một loại mồ hôi tương tự như máu nhưng thực chất đó là một chất lỏng có màu có tác dụng như kem chống nắng và kháng sinh bôi ngoài da.
Cá hề nhìn có vẻ là một loài cá rực rỡ, đáng yêu. Thực tế, cột sống của chúng nằm giữa mắt và miệng, được sử dụng như một lưỡi giáo khi đối mặt với những kẻ săn mồi dưới đại dương.
Nhện nước Argyroneta không giăng mạng trên cây như những loài nhện khác mà sống hoàn toàn dưới nước, sử dụng các sợi lông trên chân để tạo các túi khí để sống, duy trì nòi giống, săn mồi và ăn.
Thằn lằn sừng Texas lại có một cơ chế phòng vệ rợn người bằng cách phun máu ra từ mắt.
Gãy xương là việc vô cùng đau đớn nhưng ếch lông lại tự phá xương của mình từ bên trong và ép ra ngoài da thành những chiếc gai sắc nhọn, bảo vệ bản thân trước kẻ thù.
Một nguồn điện 500V sẽ được phóng ra ngay tức khắc khi kẻ thù dám động chạm đến lươn điện.
Loài cá mút đá với thân hình gần giống như con lươn này có khả năng tiết ra một loại chất nhờn khiến nó trở nên mềm mại, xoắn lấy cơ thể thành một cái nút và tuột khỏi hàm răng của kẻ săn mồi.
Với cơ thể mỏng manh, yếu ớt, ve sầu buộc phải tự bảo vệ bản thân bằng cách xuất hiện thành từng đàn thật lớn – giúp đa số chúng thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù.