Khỉ Vòi, hay còn được gọi là khỉ mũi dài. Trong tiếng Mã Lai, chúng còn được gọi bằng một tên khác là Bekantan. Đây là loài động vật thuộc bộ Linh trưởng, họ Cercopithecidae. Bề ngoài dễ nhận ra bởi chiếc mũi dài hơn bình thường.Chúng vốn có mặt khá phổ biến trên thế giới. Thế nhưng, hiện nay loài này là đặc hữu của quần đảo Borneo thuộc Indonesia. Khỉ Vòi sống chủ yếu trên cây. Chúng có thói quen đu, nhảy từ cành nọ sang cành kia để tìm kiếm thức ăn.Bên cạnh đó bộ lông màu nâu vàng, cam nhạt, cấu tạo dạ dày khác biệt được chia thành nhiều ngăn thức ăn khác nhau khiến bụng khỉ Vòi rất to. Khi trưởng thành, khỉ Vòi đực đạt trọng lượng từ 33 – 35 kg.Khỉ Vòi đực thu hút con cái bằng những chiếc mũi lõm của chúng. Các nhà khoa học cho rằng cơ quan khổng lồ này của khỉ Vòi đã khiến cho tiếng gọi nhau của loài này vang xa hơn, nhờ đó chúng có thể gây ấn tượng Vòi khỉ cái và dọa nạt “tình địch” của chúng.Loài khỉ này thường sống trên cây và chúng chỉ xuống đất khi phải kiếm thức ăn. Một đàn khỉ Vòi gồm một con đực và từ hai cho tới bảy con cái cùng đàn con của chúng. Vào ban đêm, khỉ Vòi thường tập trung lại thành bầy đàn ven sông, hồ để ngủ.Trong thế giới của những vận động viên bơi lội cừ khôi thì khỉ Vòi có lẽ là một trong những loài giỏi nhất. Chúng thường nhảy từ trên cành cây xuống và tiếp nước bằng chiếc bụng của mình. Khỉ Vòi có màng ở chân và tay, nhờ đó, chúng có thể bơi nhanh hơn cả những con cá sấu.Thức ăn của khỉ Vòi chủ yếu là lá, hạt cây và những loại hoa quả chưa chín. Thỉnh thoảng chúng còn ăn cả côn trùng nữa. Khoang bụng của loài này rất phức tạp, do đó chúng phải dựa vào một số lượng lớn vi khuẩn để tiêu hóa thức ăn.Do cấu tạo đặc biệt của dạ dày, khỉ Vòi có khả năng làm cho bụng hóp lại, đẩy thức ăn bên trong theo thực quản ra miệng để nhấm nháp giống các loài động vật nhai lại.Bên cạnh loài voọc xám, khỉ đuôi ngắn Tây Tạng thì khỉ Vòi là một trong những loài khỉ có kích thước lớn nhất thế giới.Thời gian mang thai của một cá thể khỉ Vòi là khoảng 6-7 tháng nhưng chúng hầu như chỉ chuyển dạ sinh con vào buổi đêm hoặc sáng sớm.“Ngôi nhà” của khỉ Vòi hiện đang bị đe dọa. Việc con người san bằng những cánh rừng nhiệt đới để khai thác gỗ, để ở và để trồng cọ dầu đã lấy đi rất nhiều chỗ ở của khỉ Vòi.Bên cạnh đó việc săn bắt của dân bản xứ cùng các loài động vật khác (đại bàng, báo gấm, cá sấu và trăn) đã chung tay góp phần khiến cho khỉ Vòi đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Khỉ Vòi, hay còn được gọi là khỉ mũi dài. Trong tiếng Mã Lai, chúng còn được gọi bằng một tên khác là Bekantan. Đây là loài động vật thuộc bộ Linh trưởng, họ Cercopithecidae. Bề ngoài dễ nhận ra bởi chiếc mũi dài hơn bình thường.
Chúng vốn có mặt khá phổ biến trên thế giới. Thế nhưng, hiện nay loài này là đặc hữu của quần đảo Borneo thuộc Indonesia. Khỉ Vòi sống chủ yếu trên cây. Chúng có thói quen đu, nhảy từ cành nọ sang cành kia để tìm kiếm thức ăn.
Bên cạnh đó bộ lông màu nâu vàng, cam nhạt, cấu tạo dạ dày khác biệt được chia thành nhiều ngăn thức ăn khác nhau khiến bụng khỉ Vòi rất to. Khi trưởng thành, khỉ Vòi đực đạt trọng lượng từ 33 – 35 kg.
Khỉ Vòi đực thu hút con cái bằng những chiếc mũi lõm của chúng. Các nhà khoa học cho rằng cơ quan khổng lồ này của khỉ Vòi đã khiến cho tiếng gọi nhau của loài này vang xa hơn, nhờ đó chúng có thể gây ấn tượng Vòi khỉ cái và dọa nạt “tình địch” của chúng.
Loài khỉ này thường sống trên cây và chúng chỉ xuống đất khi phải kiếm thức ăn. Một đàn khỉ Vòi gồm một con đực và từ hai cho tới bảy con cái cùng đàn con của chúng. Vào ban đêm, khỉ Vòi thường tập trung lại thành bầy đàn ven sông, hồ để ngủ.
Trong thế giới của những vận động viên bơi lội cừ khôi thì khỉ Vòi có lẽ là một trong những loài giỏi nhất. Chúng thường nhảy từ trên cành cây xuống và tiếp nước bằng chiếc bụng của mình. Khỉ Vòi có màng ở chân và tay, nhờ đó, chúng có thể bơi nhanh hơn cả những con cá sấu.
Thức ăn của khỉ Vòi chủ yếu là lá, hạt cây và những loại hoa quả chưa chín. Thỉnh thoảng chúng còn ăn cả côn trùng nữa. Khoang bụng của loài này rất phức tạp, do đó chúng phải dựa vào một số lượng lớn vi khuẩn để tiêu hóa thức ăn.
Do cấu tạo đặc biệt của dạ dày, khỉ Vòi có khả năng làm cho bụng hóp lại, đẩy thức ăn bên trong theo thực quản ra miệng để nhấm nháp giống các loài động vật nhai lại.
Bên cạnh loài voọc xám, khỉ đuôi ngắn Tây Tạng thì khỉ Vòi là một trong những loài khỉ có kích thước lớn nhất thế giới.
Thời gian mang thai của một cá thể khỉ Vòi là khoảng 6-7 tháng nhưng chúng hầu như chỉ chuyển dạ sinh con vào buổi đêm hoặc sáng sớm.
“Ngôi nhà” của khỉ Vòi hiện đang bị đe dọa. Việc con người san bằng những cánh rừng nhiệt đới để khai thác gỗ, để ở và để trồng cọ dầu đã lấy đi rất nhiều chỗ ở của khỉ Vòi.
Bên cạnh đó việc săn bắt của dân bản xứ cùng các loài động vật khác (đại bàng, báo gấm, cá sấu và trăn) đã chung tay góp phần khiến cho khỉ Vòi đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.